Biết được con cá tuyết trên đĩa thức ăn của bạn có nguồn gốc từ đâu có thể làm giảm đáng kể hoạt động đánh bắt bất hợp pháp tại vùng biển Baltic

Nghiên cứu của WWF cho biết rằng việc đưa vào áp dung một hệ thống lần theo dấu vết của loài cá “từ biến đến bàn ăn” có thể giúp các đàn cá tuyết phục hồi, tăng thu nhập của những người làm nghề đánh bắt hợp pháp, và làm giảm đáng kể vấn đề đang ngày càng lớn liên quan tới bất hợp pháp, không được báo cáo và không có quy định (IUU illegal, unreported and unregulated).

Sự suy sụp của các đàn cá tuyết – Theo WWF gần như 1 trong số 2 con cá tuyết đánh bắt tại biển Baltic nằm ngoài các hạng ngạch được thỏa thuận một cách hợp pháp. Tại vùng phía đông Baltic, ước tích 34 – 45 % lượng cá tuyết đánh bắt và đưa lên bờ lớn hơn lượng được báo cáo.

Trên toàn cầu số lượng đánh bắt cá tuyết giảm 70% trong vòng 30 năm và WWF ước đoán rằng nếu xu hướng này tiếp tục nguồn cá tuyết của thế giới sẽ biến mất trong vòng 15 năm.

“Nếu việc khai thác các đàn cá tuyết không bền vững tiếp tục, ngành thủy sản đặc biệt tại vùng đông Baltic có thể bị sụp đổ trong tương lai gần,” Lasse Gustavsson, Giám đốc của Chương trình Baltic của nhấn mạnh.

“Đánh bắt bất hợp pháp không những là một tội lỗi đối với loài cá mà còn làm giảm nhanh chóng nguồn cá, gây biến dạng thị trường cho đánh bắt hợp pháp và làm mất niềm tin của người tiêu dùng.”

Hệ thống theo dấu các loài cá - Việc thiết lập hệ thống cho phép lần theo dấu vết một cách hiệu quả để xác định nguồn gốc của một mẻ cá có thể làm giảm hoạt động tiêu thụ cá đánh bắt bất hợp pháp, đảm bảo rằng những người đánh bắt bất hợp pháp sẽ không còn cơ hội kinh doanh.

Mặc dù đã có cơ chế “từ đánh bắt đến dĩa ăn” của European Union nhưng do thiếu hoạt động giám sát hiệu quả thi hành cơ chế này không phát hiện ra các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.

Vì vậy WWF kêu gọi các Bộ Thủy sản của EU tham dự một cuộc họp về đánh bắt bất hợp pháp tại Copenhagen, Đan Mạch từ 28 - 29/03/2007 để đưa vào hệ thống cho phép lần theo dấu một cách hiệu quả áp dụng cho loài cá tuyết nhằm cải thiện hoạt động kiểm soát, giám sát, theo dõi đánh bắt, cung cấp cho những người mua chính để đảm bảo rằng cá đánh bắt được có nguồn gốc hợp pháp.

Các hình thức phạt -Tổ chức bảo tồn thé giới cũng đang thúc giục EU tăng thêm các hình thức phạt đối với đánh bắt và buôn bán bất hợp pháp áp dụng cho toàn bộ các thành viên EU.

“Để chúng ta và con cháu chúng ta có thể thưởng thức món cá từ biển Baltic, không một bộ, nhà buôn hoặc nhà cung cấp nào tiếp tay cho hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.” ông Gustavsson nói.

“Giống hiện tượng bắt trẻ em lao động trước tuổi trưởng thành đang bị phản đối hiện nay, hoạt động đánh bắt bất hợp pháp trong tương lai là không thể chấp nhận được trong tương lai.”

Theo WWF, www.ficen.org.vn