Theo tin từ Hội Nghề cá Khánh Hoà ngày 8.5, trong 3 tháng triển khai thử nghiệm mô hình “tàu mẹ - tàu con” liên kết bám biển, mối quan hệ hợp tác đánh bắt và thu mua giữa 6 ngư đội “tàu con” chuyên khai thác hải sản ở vùng biển ngoài khơi với “tàu mẹ” Hải Vương luôn nảy sinh “trục trặc” và đến thời điểm này đã phải tạm dừng.
“Tàu mẹ” Hải Vương đã không liên kết với 6 ngư đội “tàu con” của ngư dân. Ảnh: B.C
Nguyên do vì giá thu mua nguyên liệu cá ngừ đại dương mà chủ tàu Hải Vương đưa ra thường thấp hơn giá thị trường từ 35.000 -45.000 đồng/kg. Mặc dù bán cá cho “tàu mẹ” ngay trên biển có thể kéo dài thời gian khai thác, tiết kiệm được chi phí xăng dầu đi lại, nhưng không đủ bù chênh lệch về giá cả; vì vậy đại đa số chủ tàu vẫn quyết định duy trì phương thức hoạt động cũ và chuyển nguyên liệu vào bờ bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến thủy sản.
Hơn nữa, loại cá ngừ mà ngư dân thường khai thác là sản phẩm dùng để ăn tươi, không phù hợp với yêu cầu thu mua cá đông lạnh của các doanh nghiệp đã đặt hàng cho tàu Hải Vương. Đó là chưa kể đến những tình huống khác, chẳng hạn ngư dân thường xuyên vay vốn, ứng vốn của đầu nậu trước khi đi biển nên buộc phải đưa sản phẩm vào bờ để... cấn trừ!
Hiện tại, Sở NNPTNT và Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hoà chưa tìm ra biện pháp can thiệp nhằm điều chỉnh và kết nối mối quan hệ giữa “tàu mẹ và tàu con”.
Hơn nữa, loại cá ngừ mà ngư dân thường khai thác là sản phẩm dùng để ăn tươi, không phù hợp với yêu cầu thu mua cá đông lạnh của các doanh nghiệp đã đặt hàng cho tàu Hải Vương. Đó là chưa kể đến những tình huống khác, chẳng hạn ngư dân thường xuyên vay vốn, ứng vốn của đầu nậu trước khi đi biển nên buộc phải đưa sản phẩm vào bờ để... cấn trừ!
Hiện tại, Sở NNPTNT và Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hoà chưa tìm ra biện pháp can thiệp nhằm điều chỉnh và kết nối mối quan hệ giữa “tàu mẹ và tàu con”.