Theo đoàn nghiên cứu dẫn đầu bởi Trường Đại học Exeter những rạn san hô đang bị đe dọa có thể sẽ nhận được cứu sống nhờ thành lập các khu bảo tồn biển. Các KBTB đã chứng minh là một con đường thành công để bảo vệ sự sống ở biển chống lại hoạt động đánh bắt thương mại. Nghiên cứu này được đăng trong Tạp chí số15 tháng 5 năm 2007 của National Academy of Sciences, cho thấy lần đầu tiên có các bằng chứng về việc các KBTB góp phần phục hồi san hô, là loài đang bị ảnh hưởng bở sự biến đổi khí hậu và đánh bắt thái quá.
Nghiên cứu này nhận được tài trợ từ Ủy ban Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên - Natural Environment Research Council (NERC) và Cơ quan Khí Quyển và Đại Dương Hoa Kỳ - US National Oceanic & Atmospheric Administration (NOAA) và được tiến hành Công viên quốc gia biển và đất liền vùng đảo thấp Exuma của Bahamas -The Bahamas' Exuma Cays Land and Sea Park. Với 442 km vuông, đây là một trong những khu bảo tồn biển lớn nhất và thành công nhất ở vùng Caribbean.
Đoàn nghiên cứu nhận thấy rằng số lượng san hô non tăng gấp đôi tại những khu vực nơi các loài cá địa phương như cá vẹt được bảo vệ khỏi các hoạt động đánh bắt. San hô non rất cần để thay thế các cá thể san hô già hơn đã bị chết do những cơn bão, bệnh tật và các vấn đề khác. Khu bảo tồn này đã cho phép san hô non sống sót một cách đặc biệt khỏe mạnh do sự lấn át của rong biển được kiểm soát vì loài cá vẹt sống trong khu bảo tồn ăn rong biển.
Trưởng đoàn nghiên cứu, giáo sử Peter Mumby của trường đại học Exeter nói: 'Đây là bằng chứng đầu tiên chúng tôi có được cho thấy KBTB có lợi cho san hô. Các rạn san hô là những hệ sinh thái độc đáo là nơi sinh sống của hàng ngàn cá và các loài sinh vật biển khác từ hàng triệu năm nay. Chúng tôi ước tính đến nay con người đã hủy hoại khoảng 30% các rạn san hô của thế giới và biến đổi khí hậu hiện nay đang gây ra những hư hại cho rạn san hô. Những phát hiện này cho thấy mức độ cần thiết phải duy trì mật độ cá vẹt tại các rạn san hô để tạo cơ hội phục hồi cho san hô. Điều này có thể thực hiện được bằng các KBTB hoặc các quy chế về đánh bắt của quốc gia để bảo vệ cá vẹt.'
KBTB là những vùng biển được bảo vệ chống lại các hoạt động có thể gây hư hại của con người như khai thác, đánh bắt. Khoảng 19% of các rạn san hô của thế giới nằm trong phạm vi các KBTB.
Một số thông tin về rạn san hô
* Một ran san hô cấu tạo bở các lớn mỏng đá vôi calcium carbonate tiết ra bởi hàng tỷ sinh vật nhỏ bé có cơ thể mềm được gọi là sinh vật đơn bào dạng ống (san hô) qua hàng ngàn năm.
* Rạn san hô là những hệ sinh thái đa dạng nhất của thế giới và là nơi cư trú của 25% các loài sinh vật biển được biết tới gồm 4.000 loài cá, 700 loài san hô và hàng ngàn các loài thực vật và động vật khác.
* Các rạn san hô đã có mặt trên trái đất hơn 400 triệu năm.
* Rạn san hô lớn nhất là Great Barrier Reef, kéo dài dọc theo bờ biển đông bắc của Úc từ mũi phía bắc Queensland tới bắc Bundaberg. Với chiều dài 2.300 đây là một cảnh quan tự nhiên lớn nhất trên trái đất.
* Các rạn san hô chiếm chưa đến 1/4 môi trường biển của trái đất nhưng chúng là quê hương của hơn 1/4 các loài cá được biết đến.
Các rạn san hô vừa tạo sự phát triển của ngành du lịch vừa bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn và hư hại do những cơn bão gây ra.
Theo ScienceDaily (www.ficen.org.vn )