Hiện nay các nhà khoa học Mỹ đang thảo luận về các chiến lược tiềm năng bao gồm cả các khu bảo tồn biển di động (Mobile MPAs hoặc dynamic MPAs) để bảo vệ các loài di cư.

Theo quan niệm phổ biến các KBTB cấm đánh bắt mặc dù có tác dụng bảo vệ các cá thể sống cố định, không di cư nhưng lại không hiệu quả trong việc bảo vệ các loài di cư. Một số loài sinh vật biển sống di cư trong phạm vi hàng ngàn kilometer như cá ngừ, cá kiếm, rùa biển, động vật có vú sống ở biển như cá voi, các loài chim biển v.v. khi di cư ra khỏi khu vực bảo tồn chúng thường có nguy cơ trở thành đối tượng đánh bắt hoặc bị đánh bắt do ngẫu nhiên.

Tuy nhiên về mặt l‎ý thuyết có nhiều phương thức để bảo vệ các loài này như lập các khu bảo tồn rộng lớn để có thể bao phủ toàn bộ hoạt dộng di chuyển của các loài này. Các khu bảo tồn có thể được thiết lập dọc theo đường di chuyển của các loài trong toàn bộ chu trình sống của loài. Một phương pháp khác là các khu cấm đánh bắt được thiết lập xung quanh các khu vực sống quan trọng của loài như các vùng loài đẻ trứng và sinh sản hoặc các hành lang di cư.

Một lựa chọn khác là thiết lập các khu bảo tồn có vùng biên linh hoạt và biến động. Nói cách khác các loài di cư sẽ được bảo vệ nhờ các vùng bảo tồn di chuyển theo con đường di cư của loài. Việc quản l‎ý các khu bảo tồn biến đổi sẽ được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các công nghệ viễn thám và truyền số liệu qua vệ tinh. Tuy nhiên KBTB di động để bảo vệ các loài di cư hiện còn đang là vấn đề gây nhiêu tranh cãi.

David Hyrenbach, nhà sinh học hải dương tại đại học Duke (Mỹ) ủng hộ việc sử dụng KBTB biến đổi để bảo vệ các loài di cư. Theo ông hiện nay các biện pháp quản l‎ý biến động đã được ứng dụng rộng rãi vì vậy việc quản l‎ý đại dương theo thời gian thực tế là có thể thực hiện được. Boris Worm, nhà sinh học tại đại học Dalhousie (Canada) cho rằng sử dụng KBTB biến động để bảo vệ các loài di cư là một ‎ý tưởng tốt, tuy nhiên liệu các KBTB di động có gây ra các vấn đề về thực thi các quy định, đạo luật hoặc các nhầm lẫn do đường biên của các KBTB này biến động thường xuyên.

Alain Fonteneau, một chuyển gia về cá ngừ nhiệt đới tại Viện Nghiên cứu và Phát triển của Pháp lại không hy vọng KBTB di động sẽ là một công cụ quản l‎ý cho các ngành thủy sản đánh bắt trên mặt ngoài khơi. Xét về mặt thức tế ví dụ có hàng loạt tàu đánh cá ngừ ngoài khơi nên khó có thể thông báo cho toàn bộ các tàu để họ tuân thủ đường biên biến động của KBTB. Về mặt pháp l‎ý việc các đường biên của KBTB biến động liên quan tới luật biển của các vùng, khu vực và quốc tế khác nhau.

Eric Gilman, giám đốc Chương trình về Đánh bắt ngẫu nhiên trong các ngành thủy sản của Viện Hải dương Xanh- một tổ chức phi chính phủ của Mỹ- cho rằng các KBTB ở vùng khơi để bảo vệ các loài di cư sẽ phải có các đường biên biến động và có phạm vi rộng với các vùng đệm diện tích lớn. Vì vậy cần phải có các tiến bộ hơn nữa về cơ sở khoa học để thiết kế các KBTB này.

Theo MPA News – International News and Analysis on Marine Protected Areas – Vol. 8, No.8 (03/2007)

Nguồn www.ficen.org.vn, Ngày 14/03/2007