Chính quyền Indonesia thành lập mạng lưới KBTB nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đây là dự án hợp tác giữa các tổ chức bảo tồn quốc tế và tổ chức phi chính phủ địa phương cũng như chính quyền địa phương.

Vào tháng 5, chính quyền Indonesian government đã chính thức thành lập một mạng lưới KBTB tại quần đảo Raja Ampat bao gồm 45% các hệ sinh thái đa dạng vùng nước nông của khu vực như các rạn san hô và rừng ngập mặn. Mạng lưới này tổng diện tích 9000 km2 được thiết lập nhằm giúp quản lý ngành thủy sản Raja Ampat và duy trì nguồn thực phẩm cho người dân địa phương là những người sống nhờ vào vùng biển quanh các rạn san hô. Mặc dù các quy định của từng KBTB chưa được hoàn thiện, mục tiêu hiện nay là tạo ra 20% diện tích tại mỗi KBTB để xây dựng vùng cấm khai thác. Các cách thức đánh bắt truyền thống sẽ được phép tiếp tục trong 80% diện tích còn lại của mỗi Traditional fishing methods will be allowed to continue in the remaining 80% of each MPA.

"Mục đích chính của mạng lưới này không chỉ nhằm ngăn chặn các cách thức đánh bắt có tính hủy diệt trong khu vực ví dụ như đánh bắt bằng mìn, cyanide mà còn hạn chế đáng kể hoạt động đánh bắt thương mại trong phạm vi các khu vực nhạy cảm." ông Mark Erdmann, cán bộ của Conservation International nói. Erdmann là điều phối viên khu vực của dự án quản lý dựa vào hệ sinh thái khu vực cho vùng biển Bird's Head rộng 180,000-km2 bao gồm cả quần đảo Raja Ampat. Tại khu vực Raja Ampat mật độ dân số địa phương còn thấp nên các rạn san hô nhìn chung có thể đảm bảo cuộc sống của họ." ông Erdmann nói."Vấn đề hiện nay là sự phát triển mạnh và nhanh của các hoạt động đánh bắt thương mại tại khu vực này, là các hoạt động tập trung 100% vào các sản phẩm đánh bắt cho các thị trường ngoài khu vực Raja Ampat là thị trường nội địa hoặc quốc tế."

Việc chính phủ thiết lập các KBTB thể hiện sự chính thức hóa 6 khu vực nơi các cộng đồng địa phương đã đóng cửa đối với việc đánh bắt thương mại vào cuối năm 2006/đầu năm 2007. Khu vực thứ 7 trong mạng lưới là Khu bảo tồn sinh vật biển hoang Raja Ampat là khu vực đã được hình thành trên giấy tờ từ năm 1993 nhưng vẫn chưa được quản lý.

Dự án Khu vực biển Bird's Head đang xây dựng kế hoạch qunả lý tổng thể cho toàn khu vực và dự án hợp tác giữa The Nature Conservancy, Conservation International và World Wide Fund for Nature Indonesia cùng với chính quyền quốc gia và địa phương, các bên liên quan, tổ chức phi chính phủ địa phương tại Papua New Guinea. Là một phần của dự án, tổ chức bảo tồn địa phương (KONPERS) đã thiết lập một chương trình bảo vệ nơi đẻ trứng của rùa biển có tận dụng sự tham gia của người dân địa phương với vai trò người bảo vệ. Chương trình bảo vệ rùa bắt đầu cuối năm 2006, tỷ lệ săn bắt giảm từ 95% đến 0% bảo vệ được gần 500 ổ trứng của loài rùa xanh.

Theo International News and Analysis on Marine Protected Areas.

(Theo www.ficen.org.vn)