Ngày 02/04/2014, trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu cá ngựa của Viện Nghiên cứu Hải sản với trường Đại học British Columbia, Canada nhằm cung cấp cơ sở khoa học về quần đàn cá ngựa ngoài tự nhiên, để dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu cá ngựa của cơ quan CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), chị Allison Stocks - chuyên gia về cá ngựa, Trường Đại học British Columbia, Canada đã đến thăm và trình bày phương hướng nghiên cứu tại Viện với tiêu đề "Hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo tồn cá ngựa (Supporting Vietnam’ efforts toward seahorse conservation)". Tham dự Hội thảo có các cán bộ khoa học của phòng Nghiên cứu Nguồn lợi hải sản, phòng Nghiên cứu Bảo tồn biển, Phòng Kế hoạch – Khoa học, các cán bộ khoa học khác có quan tâm khác. Chị Ðoàn Thu Hà – Phó trưởng phòng KH-KH điều phối Hội thảo.<br>
Ngày 02/04/2014, trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu cá ngựa của Viện Nghiên cứu Hải sản với trường Đại học British Columbia, Canada nhằm cung cấp cơ sở khoa học về quần đàn cá ngựa ngoài tự nhiên, để dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu cá ngựa của cơ quan CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), chị Allison Stocks - chuyên gia về cá ngựa, Trường Đại học British Columbia, Canada đã đến thăm và trình bày phương hướng nghiên cứu tại Viện với tiêu đề "Hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo tồn cá ngựa (Supporting Vietnam’ efforts toward seahorse conservation)". Tham dự Hội thảo có các cán bộ khoa học của phòng Nghiên cứu Nguồn lợi hải sản, phòng Nghiên cứu Bảo tồn biển, Phòng Kế hoạch – Khoa học, các cán bộ khoa học khác có quan tâm khác. Chị Ðoàn Thu Hà – Phó trưởng phòng KH-KH điều phối Hội thảo.
Tại Hội thảo, chuyên gia Allison Stocks đã trình bày kế hoạch và nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ như: Lựa chọn loài/địa điểm nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cá ngựa, xác định khả năng tổn thương, tác động và đặc điểm hệ sinh thái, từ đó tìm ra các giải pháp bảo tồn cá ngựa … Các cán bộ của Viện cũng đã trao đổi với chuyên gia các kiến thức và kinh nghiệm của mình về cá ngựa, thực trạng và các giải pháp bảo tồn.
Đây thực sự là cơ hội hữu ích để các cán bộ khoa học của Viện giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia khoa học nước ngoài, mở rộng tầm nhìn, vốn kiến thức để bảo tồn loài hải sản đặc biệt quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng này.
Vũ Thị Thu Hằng