Ngày 03-06/11/2015 tại Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, hội thảo “Đánh giá nguồn lợi cá ngừ của 3 nước Việt Nam, Indonesia và Philippin” đã diễn ra nhằm xây dựng hướng dẫn cho việc đánh giá nguồn lợi cá ngừ tại vùng biển Đông Á. Hội thảo là một nội dung trong khuôn khổ Dự án “Quản lý bền vững nguồn lợi cá di cư cao ở vùng biển Tây Thái Bình Dương và vùng biển Đông Á – WPEA-SM” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ đang được Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WPCFC) thực hiện tại 3 nước: Việt Nam, Phillipin, Indonesia.
Ngày 03-06/11/2015 tại Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, hội thảo “Đánh giá nguồn lợi cá ngừ của 3 nước Việt Nam, Indonesia và Philippin” đã diễn ra nhằm xây dựng hướng dẫn cho việc đánh giá nguồn lợi cá ngừ tại vùng biển Đông Á. Hội thảo là một nội dung trong khuôn khổ Dự án “Quản lý bền vững nguồn lợi cá di cư cao ở vùng biển Tây Thái Bình Dương và vùng biển Đông Á – WPEA-SM” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ đang được Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WPCFC) thực hiện tại 3 nước: Việt Nam, Phillipin, Indonesia.
Đến dự Hội thảo có 30 chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước: Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WPCFC), Ban Thư ký Ủy ban Thái Bình Dương (SPC), Trung tâm Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), WWF-Philippine, UNDP - Philippine, WWF- Việt Nam, đại diện các cơ quan quản lý/viện nghiên cứu nghề cá của Indonesia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam. TS. Nguyễn Quang Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản, TS. SungKwon Soh, Khoa học trưởng dự án WPEA (WPCFC) và TS. John Hampton, TS. John Hampton, Khoa học trưởng Chương trình Nghề cá đại dương - Ban Thư ký Ủy ban Thái Bình Dương (SPC) đồng chủ trì Hội thảo.
Mục tiêu Hội thảo:
- Xây dựng hướng dẫn đánh giá nguồn lợi và quản lý nghề cá ngừ ở các quốc gia và khu vực;
- Tổng quan lại các dữ liệu hiện có để xác định khả năng thực hiện việc đánh giá nguồn lợi cho mỗi quốc gia và khu vực;
- Tăng cường năng lực cho các nước thành viên thuộc dự án WPEA-SM;
- Giới thiệu các hoạt động khoa học của WCPFC cho các bên liên quan của các nước thành viên thuộc dự án WPEA-SM.
Nội dung Hội thảo:
- Giới thiệu về đánh giá nguồn lợi cá ngừ trong khu vực Biển Đông Nam Á - Trung và Tây Thái Bình Dương;
- Giới thiệu về các nguồn dữ liệu hiện có phục vụ cho việc đánh giá nguồn lợi cá ngừ;
- Giới thiệu phương pháp đánh giá nguồn lợi cá ngừ của WCPFC MultiFan-CatchLength - MFCL);
- Các điểm tham chiếu trong quản lý nghề cá ngừ;
- Xây dựng hướng dẫn thực hiện đánh giá nguồn lợi và quản lý nghề cá ngừ ở các nước và trong khu vực;
- Giới thiệu một số mô hình sinh thái học trong đánh giá nguồn lợi cá ngừ của WCPFC;
Sau 4 ngày làm việc tập trung, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam, là thành viên hợp tác không chính thức của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WPCFC) hiểu thêm về sứ mệnh khoa học của WPCFC, đặc biệt trong lĩnh vực đánh giá nguồn lợi cá ngừ, nhằm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình ra quyết định và quản lý nghề cá ở tầm vĩ mô.