San hô đỏ và san hô hồng cũng như các loài khác kém nổi tiếng hơn thuộc giống Corallium được sử dụng chủ yếu để sản xuất đồ trang sức và trang trí nghệ thuật. Các loài san hô này tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới của thế giới. Chúng đang được khai thác tại vùng Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương.
Đây là quyết đinh tốt nhất có thể để bắt đầu đưa việc buôn bán các loài san hô này vào khuôn khổ kiểm soát có tính quốc tế” ông Ernie Cooper chuyển gia về việc buôn bán san hô của tổ chức TRAFFIC, mạng lưới giám sát việc buôn bán động thực vật hoang dã, cho biết.
“Tới nay hầu hết các loài san hô đã bị khai thác quá mức do không hề có sự kiểm soát.”
Không có một hoạt động kiểm soát buôn bán quốc tế nào hiện nay và cũng không có một kế hoạch quản lý đồng bộ, TRAFFIC và WWF cho biết. Theo hai tổ chức này, các loài san hô có thời gian phát triển chậm, quá trình trưởng thành chậm, tính sinh sản thấp khiến chúng đặc biệt nhạy cảm với việc khai thác quá mức.
Các quần thể san hô ngoài khơi của Italian, Pháp và Tây Ban Nha không còn phát triển tốt như trước và tại các vùng biển Tây Thái Bình Dương chúng đã bị suy giảm trong vòng 5 năm sau khi được phát hiện và hoạt động khai thác đang chuyển sang các quần thể mới được phát hiện.
Các sản phẩm từ san hô có giá cao trên thị trường và được mua bán trên khắp thế giới. Rất khó để xác định loài san hô nào đã được sử dụng để làm nên các sản phẩm.
“Trong 10 năm qua CITES đã liệt kê toàn bộ san hô cứng trong Phụ lục II và chúng tôi cảm thấy hài long khi thấy Công ước cũng góp phần bảo vệ các loài san hô.” Tiến sỹ Susan Lieberman, Giám đốc Chương trình Các loài sinh vật toàn cầu của WWF- Global Species Programme nói.
“Hiện nay, người tiêu thụ các sản phẩm tuyệt đẹp này sẽ là một phần của giải pháp chứ không phải một phần của vấn đề.
Theo WWF (Theo www.ficen.org.vn)