Ngày 27/3/2014, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội thảo triển khai đề tài thuộc đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản “Nghiên cứu nhân giống Rong sụn (Kappaphycus alvarezii) bằng phương pháp nuôi cấy mô”. Đề tài do ThS. Đào Duy Thu làm chủ nhiệm. TS. Nguyễn Văn Nguyên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì Hội thảo.
Ngày 27/3/2014, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội thảo triển khai đề tài thuộc đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản “Nghiên cứu nhân giống Rong sụn (Kappaphycus alvarezii) bằng phương pháp nuôi cấy mô”. Đề tài do ThS. Đào Duy Thu làm chủ nhiệm. TS. Nguyễn Văn Nguyên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì Hội thảo.
Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ Văn phòng Chương trình Công nghệ Sinh học – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội và Viện Nghiên cứu Hải sản.
Tại Hội thảo, chủ nhiệm đề tài trình bày kế hoạch tổng thể triển khai đề tài và các nhóm trình bày kế hoạch chi tiết triển khai từng nội dung đề tài. Các đại biểu đã thảo luận chi tiết và đóng góp những ý kiến thiết thực cho từng nội dung của đề tài như: Nghiên cứu, lựa chọn nguồn rong chất lượng cao hiện có ở Việt Nam làm nguyên liệu nuôi cấy mô, nghiên cứu xây dựng qui trình nhân giống in vitro rong sụn qua cảm ứng phát sinh mô sẹo, thử nghiệm nhân giống in vitro rong sụn bằng phương pháp tế bào trần, nghiên cứu đánh giá chất lượng rong nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rong sụn bằng giống nuôi cấy mô. Các ý kiến thảo luận là cơ sở quan trọng để nhóm thực hiện đề tài lựa chọn giải pháp tốt nhất, tối ưu hoá các nguồn lực để đảm bảo sự thành công của đề tài.
Đề tài được thực hiện trong 36 tháng (từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2015) với mục tiêu quan trọng của đề tài là phải nhân giống được rong sụn Kappaphycus alvarezii bằng phương pháp nuôi cấy mô: xây dựng được qui trình nhân giống rong sụn bằng nuôi cấy mô, sản xuất được khoảng 50.000 tản rong sụn giống nuôi cấy mô chất lượng cao và xây dựng được một mô hình trồng thương phẩm rong sụn từ nguồn giống nuôi cấy mô cho hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được mục tiêu của đề tài, trước hết trước hết cần phải thu thập thông tin về nuôi cấy mô rong sụn ngoài nước thông qua các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo và chủ động liên hệ và hợp tác với chuyên gia nước ngoài đã thành công trên trong việc nuôi cấy mô rong sụn Kappaphycus alvarezii, cần tìm và lựa chọn giống rong sụn có chất lượng tốt làm nguyên liệu cho nuôi cấy mô từ các chủng rong hiện có, cần thử nghiệm cả hai phương pháp nuôi cấy mô là phương pháp mô sẹo và phương pháp tế bào trần và đánh giá sự ổn định chất lượng và di truyền của rong sụn nuôi cấy mô qua nhiều thế hệ nhằm khẳng định ưu thế của rong giống nuôi cấy mô.
Kết quả của hội thảo đã giúp cho đề tài các ý kiến và giải pháp hợp lý nhất nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bùi Trọng Tâm