Ngày 24/02/2014, Viện Nghiên cứu Hải sản phối hợp với Công ty Collecte Localisation Satellites (CLS), Cộng Hòa Pháp đã tổ chức Hội thảo trao đổi chuyên môn về hải dương học nghề cá trong công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản trong khuôn khổ Dự án Quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thuỷ sản bằng công nghệ vệ tinh (MOVIMAR). Đến dự Hội thảo có Lãnh đạo Viện, thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo, cán bộ phòng Nghiên cứu Công nghệ khai thác, phòng Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản và các cán bộ khoa học có quan tâm khác, Viện trưởng chủ trì Hội thảo
Ngày 24/02/2014, Viện Nghiên cứu Hải sản phối hợp với Công ty Collecte Localisation Satellites (CLS), Cộng hòa Pháp đã tổ chức Hội thảo trao đổi chuyên môn về hải dương học nghề cá trong công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản trong khuôn khổ Dự án „Quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thuỷ sản bằng công nghệ vệ tinh” (MOVIMAR). Đến dự Hội thảo có Lãnh đạo Viện, thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo, cán bộ phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác, phòng Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản và các cán bộ khoa học có quan tâm khác, TS. Nguyễn Quang Hùng -Viện trưởng chủ trì Hội thảo.
Tại Hội thảo trao đổi chuyên môn, các bài trình bày tập trung các vấn đề về công tác thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu hải dương học và nghề cá (nhật ký điện tử) thuộc Dự án MOVIMAR, bao gồm:
Bài trình bày về Phân tích dữ liệu hải dương phục vục quản lý nghề cá biển và kinh nghiệm từ CLS (Oceanographic data analysis for marine fisheries management and experience from CLS) - Tiến sỹ Sophie Baudel.
Bài trình bày về Khai thác và sử dụng dữ liệu hải dương học từ Dự án MOVIMAR cho công tác dự báo cá trong điều kiện Việt Nam (Exploring and using oceanographic data from Movimar project for fish forecasting in Vietnam's condition) - Ths. Nguyễn Duy Thành trình bày.
Các vấn đề nổi bật được trao đổi:
- Quy mô và các lĩnh vực hoạt động của CLS, bao gồm quan trắc và cảnh báo môi trường, an toàn hàng hải, khai thác dầu khí và quản lý bền vững tài nguyên biển;
- Kinh nghiệm và một số kết quả đã và đang triển khai tại một số tổ chức và một số quốc gia trên thế giới như Australia, Indonesia, Các nước Châu Âu, Ủy ban Nghề cá Đại Tây dương, Nam Thái Bình Dương...
- Vận hành hệ thống thu nhận dữ liệu (tại RIMF), khai thác tối đa dữ liệu của hệ thống để phục vụ tốt công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản;
- Phát triển hệ thống, đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ chuyên trách;
- Một số vấn đề chính đã trao đổi trong Hội thảo như thiết bị lắp đặt trên tàu cá và hoạt động của các thiết bị, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu (dữ liệu báo cáo đánh bắt), cách thức truyền tải thông tin dự báo đến ngư dân, đào tạo trong và ngoài nươc, sự phối kết hợp với các bên tham gia và cơ chế tài chính
- Hội thảo ngoài ý nghĩa trao đổi chuyên môn phục vụ công tác nghiên cứu, còn mang tính xây dựng- hợp tác- chia sẻ nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau tạo tiền đề cho các hoạt động tiếp theo giữa RIMF và CLS.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản và các cán bộ tham gia Hội thảo đánh giá cao ý nghĩa hoạt động của Dự án, đồng thời cũng chia sẻ thực trang về công nghệ tại Việt Nam trong lĩnh vực nghề cá biển nói chung và công tác dự báo ngư trường nói riêng. Viện trưởng cũng đề nghị trong thời gian tới, cán bộ được tham gia Dự án cần có những đóng góp sâu rộng hơn nữa để Dự án hoạt động ngày một có hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, chuyên môn và thực tiễn sản xuất. Sau cùng, Viện trưởng cảm ơn Tiến sỹ Sophie Baudel và các thành viên trong đoàn đã đến làm việc và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn tại RIMF.
Nguyễn Duy Thành