Ngày 10/5/2013 Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội nghị triển khai đề tài cấp Bộ Nghiên cứu nguyên nhân nhiễm Cd và Hg trên sò lông (Anadara subcrenata), điệp quạt (Mimachlamys nobilis) và nghêu lụa (Paphia undulata) trong vùng thu hoạch trọng điểm và giải pháp phòng ngừa để lấy ý kiến góp ý từ các chuyên gia, các nhà khoa học. Đề tài do ThS. Nguyễn Công Thành làm chủ nhiệm. TS. Nguyễn Quang Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì Hội nghị.

 

Tham dự Hội nghị có các vị đại biểu, các nhà khoa học của Viện Tài nguyên và Môi trường biển - Đơn vị phối hợp nghiên cứu, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường biển, thủy sinh học và các lĩnh vực có liên quan trong và ngoài Viện.

            Hội nghị đã được nghe chủ nhiệm đề tài giới thiệu tóm tắt các thông tin chung về đề tài, mục tiêu, đối tượng và các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các báo cáo được trình bày tại Hội nghị đề cập đến việc phân tích dạng tồn tại của kim loại nặng Cd, Hg trong trầm tích và các bố trí thí nghiệm hấp thụ và đào thải kim loại Cd, Hg trên sò lông, nghêu lụa và điệp quạt.

Hội thảo đã tập trung thảo luận sôi nổi và bàn biện pháp giúp cho đề tài thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất, góp phần làm giải thiệt hại kinh tế của người dân nuôi/ khai thác thu hoạch, cũng như nguồn thu ngân sách của địa phương có vùng thu hoạch trọng điểm; nâng cao hiệu quả kinh tế nghề khai thác, chế biến và xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong vùng thu hoạch trọng điểm. Là cơ sở quan trọng để Chương trình giám sát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ thực sự mang lại hiệu quả kinh tế hơn nữa cho nghề nuôi/khai thác và chế biến xuất khẩu của các địa phương có vùng thu hoạch trọng điểm. Ngoài ra, còn góp phần nâng cao nhận thức về tác động của ô nhiễm kim loại nặng ở vùng cửa sông ven biển đối với nuôi trồng thuỷ sản, tài nguyên sinh vật và an toàn sức khoẻ con người; từ đó nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng cũng như giúp hiểu rõ hơn về các nguồn gây ô nhiễm và sự tồn tại của chất ô nhiễm trong môi trường nước, trầm tích lơ lửng, trầm tích và sinh vật sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở khu vực gắn với bảo vệ môi trường.

Kết quả của hội nghị đã giúp cho đề tài các ý kiến và giải pháp hợp lý nhấtnhằm đạt được mục tiêu đã đề ra và sẽ đưa vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản.