Giới thiệu
Cá ngừ nằm trong số nguồn lợi nghề cá biển quan trọng nhất của thế giới, với xấp xỉ 4,2 triệu tấn đã khai thác được vào năm 2007. Hơn một nửa sản lượng cá ngừ đánh bắt được sử dụng bằng lưới vây cá ngừ, là loại ngư cụ quan trọng nhất trong ngành công nghiệp khai thác cá ngừ. Tuy nhiên, trong quá trình đánh bắt cá ngừ bằng lưới vây, ngư dân cần áp dụng các kỹ thuật dụ cá để đạt được sản lượng đánh bắt tối đa; như kỹ thuật đánh bắt loài cá ngừ đang bơi tự do, đánh bắt các loài cá ngừ kết hợp với loài cá heo và đánh bắt cá ngừ bằng các vật đang trôi nổi, chẳng hạn như chà rạo (Fish Aggregating Devices – FADs), v.v. để thu hút cá ngừ và cho phép ngư dân dễ dàng xác định vị trí và đánh bắt cá.
Từ năm 1993, SEAFDEC đã tiến hành nghiên cứu và điều tra nguồn lợi nghề cá để thúc đẩy nghề cá ngừ và cá ngừ vằn ở những vùng biển xa bờ, đặc biệt ở vùng biển phía đông ấn Độ dương. Song, các đàn cá ngư bơi tự do rất ít thấy xuất hiện trong vùng biển này, và kỹ thuật đánh bắt cá ngừ kết hợp với cá heo không được người tiêu dùng chấp thuận lắm, việc sử dụng các vật trôi nổi bồng bềnh, chẳng hạn như: gỗ, mẩu gỗ đang trôi nổi, v.v. và các loại chà rạo là kỹ thuật quan trọng được sử dụng để dụ các đàn cá trong khai thác bằng lưới vây. Có hai loại chà thường được sử dụng: Chà cố định (Anchor Fish Aggregating Devices - AFDs) và Chà di động (Drifting Fish Aggregating Devices – DFADs), tuy vậy chà di động cho thấy thích hợp hơn khi hoạt động ở những ngư trường xa, nhưng việc duy trì chà di động thì không thuận tiện lắm, và chà cố định có thể bị mất trong lúc có bão và dòng nước chảy mạnh.
Các thí nghiệm sử dụng chà di động và sản lượng đánh bắt rùa biển ngẫu nhiên
Nhìn chung loại chà di động có thể được phân loại theo các bộ phận nổi của chúng, như thiết kế loại dạng bè nổi (hình vuông) và loại dạng mành. Cả hai loại thiết kế này đều được ghép thành 1 chiếc khung ngắn có kích thước 10 m được sử dụng từ các tấm lưới vây (hoặc lưới kéo) đã qua sử dụng, và trên bè nổi được gắn thêm thiết bị phao radio hoặc phao tín hiệu định vị GPS để xác định vị trí của chà sau khi thả. ở vùng biển phía đông ấn Độ Dương, chà di động được thiết kế theo nguyên bản gốc cho tàu nghiên cứu Nippon Maru Nhật Bản. Chà di động hình vuông với các khung được làm bằng lưới nylon đen có độ thô sợi là 210D/180 và kích thước mắt lưới 100 mm. Dựa trên loại chà di động gốc, SEAFDEC đã cố gắng cải tiến thiết kế chà di động bằng cách làm đơn giảm khung lưới, sử dụng nguyên liệu lưới rê cá thu (lưới nylon màu xanh có độ thô là 210D/18, và kích thước mắt lưới 100 mm) và lưới nylon màu đen có độ thô là 210D/42 và kích thước mắt lưới 100 mm. Các thí nghiệm với loại chà di động cải tiến đã được tiến hành từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 1 năm 2003 để giám sát hiệu quả của nó.
Chà rạo di động của SEAFDEC (DFADs): loại chà rạo bè (bên trái) và loại chà rạo mành (bên phải)
Người ta nhận thấy rằng mẫu thiết kế cải tiến làm mắc vào lưới của chà các loài cá nhỏ tập trung xung quanh chà di động và đồng thời cũng thu hút được các loài cá ngừ tập trung quanh chà di động.
Rùa và cá nhám phát được phát hiện thấy quanh mẫu chà di động mành
Tuy nhiên, từ những số liệu đã thu thập được từ chà di động do SEAFDEC triển khai, cũng như chà di động bị thất lạc chưa được xác định được phát hiện thấy trong quá trình thử nghiệm, không chỉ các loài cá ngừ mà còn cả các loài động vật khác, như vài loài rùa biển (chủ yếu là đồi mồi và đồi mồi dứa) và vài loài cá không mong muốn, cũng bị mắc bẫy ngẫu nhiên vào khung lưới của chà di động.
Cũng trong quá trình nghiên cứu, cho thấy tỉ lệ chết của các loài rùa biển đã xuất hiện trong hai giai đoạn đánh bắt. Giai đoạn thứ nhất là khi rùa mắc vào lưới của chà di động và không thể tự thoát ra khỏi đó, và giai đoạn thứ hai là khi lưới bị kéo mạnh theo tàu, nơi rùa có thể bị tổn thương sau khi bị mắc và các sợi lưới xoắn đôi trong lúc đang kéo lưới.
Song, hiện tượng rùa bị mắc vào lưới của chà di động chỉ quan sát được khi nguyên liệu làm chà di động được đổi làm bằng lưới rê cá thu hoặc loại lưới bằng nylon ở phần thân của lưới vây cá ngừ (SEAFDEC đã làm thí nghiệm này), trong quá trình đánh bắt được tiến hành trên tàu nghiên cứu Nippon Naru, chà di động với thiết kế khung theo nguyên bản thì chưa bao giờ có hiện tượng rùa biển bị mắc bẫy ngẫu nhiên.
Thuỷ thủ của SEAFDEC gỡ rùa biển từ lưới của chà rạo trôi bị thất lạc chưa xác định được
Người ta cũng đã quan sát thấy sự mắc bẫy ngẫu nhiên của các loài rùa biển trong chà di động đặc biệt cao ở loại chà di động bị thất lạc chưa xác định được trong các vùng có rác nơi mà các đàn cá làm mồi cho các loài rùa biển tụ tập.
Chà di động bi cấm chưa được xác định với rác chất thành đống
Những đề xuất để làm giảm bớt tỉ lệ chết của rùa biển gây ra từ chà di động lưới vây
Dựa trên các phân tích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của SEAFDEC đã đưa ra các đề xuất dưới đây để làm giảm những rủi do tử vong của các loài rùa biển gây ra từ chà di động lưới vây cá ngừ:
Nên sử dụng những nguyên liệu lưới cứng để lắp ráp khung lưới chà di động, tránh dùng các nguyên liệu lưới rê trôi và lưới đánh bắt cá ngừ dùng làm lưới của chà di động. (Sau thí nghiệm của SEAFDEC năm 2002 – 2003, thì nguyên liệu làm khung lưới của chà di động được dùng trên tàu nghiên cứu SEAFDEC đã được đổi sang những nguyên liệu lưới cứng; và từ đó đến nay, không một con rùa biển nào bị mắc vào chà di động nữa)>
Nhận thấy những loại chà di động bị thất lạc trôi theo dòng chảy đại dương đến vùng biển có rác, kết quả cho thấy tỉ lệ rùa bị chết cao; có thể làm giảm hiện tượng chà di động bị thất lạc và bị mất đến mức tối thiểu bằng cách cải tiến thiết bị điện được dùng để định vị cũng như độ bền và sức nổi của chà di động trong điều kiện biển động.
Cần tiến hành nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu thay thế cho chà di động chẳng hạn như vật liệu có thể bị vi khuẩn làm cho thối rữa như lá dừa hoặc lá cọ, hoặc các chất liệu khác không phải chất liệu lưới, nhằm mục đích giảm tối thiểu những tổn thất gây ra khi chà di động bi mất hoặc bị thất lạc.
Cũng cần tiến hành nghiên cứu để ước tính số lượng chà di động được sử dụng ở tất cả các ngư trường đánh bắt trên thế giới, nhằm mục đích đánh giá tỉ lệ chết của các loài rùa biển mà có thể gây ra do chà di động.
Cần xem xét và xúc tiến chiến dịch tìm lại các chà di động bị thất lạc hoặc bị mất ngoài biển, đặc biệt ở vùng biển có rác.
Tác giả: Isara Chanrachkij, Anurak Loog-on và Ts. Somboon Siriraksophon
Trần Thị Liên (dịch)
(Nguồn: SEAFDEC Newsletter. Vol. 32.No. 1 Jan-Mar. 2009)