Theo một báo cáo mới do WWF và Hiệp hội bảo tồn Cá voi và cá heo - Whale and Dolphin Conservation Society (WDCS) công bố trước cuộc họp lần thứ 59 của Ủy ban quốc tế về cá voi - International Whaling Commission, cá voi, cá heo và porpoises đang phải đối mặt với những đe dọa này một tăng từ sự biến đổi khí hậu.
Báo cáo này có tựa đề “Có phải cá voi đang sống trong những vùng nước nóng?”, tập trung vào những ảnh hưởng ngày một tăng của sự biến đổi khí hậu đối với các loài giáp xác. Chúng sống trong những môi trường từ những nơi có sự thay đổi nhiệt độ nước biển và hiện tượng nước biển bị hòa lẫn với nước ngọt do các tảng băng tan ra và lượng mưa tăng lên cho tới những vùng biển đang diễn ra hiện tượng mực nước biển dâng cao, sự biến mất các sinh cảnh băng giá vùng cực và sự suy giảm của các quần thể tôm biển Euphausia superba tại các khu vực trọng điểm.
Euphausia superba — là môt loài sinh vật giống tôm nước ngọt sống tại các vùng biển đóng băng là nguồn thức ăn chủ yếu của nhiều cá voi lớn.
Sự biến đổi khí hậu ngày càng tăng khiến những ảnh hưởng do hoạt động của con người càng trở nên nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do hóa chất, các sinh vật va chạm với tàu thuyền và bị mắc vào lưới đánh cá, những hoạt động này có thể giết chết khoảng 1000 cá thể loài giáp xác mỗi ngày.
“Cá voi, cá heo có một số khả năng thích nghi với môi trường thay đổi” ông Mark Simmonds, Giám đốc phụ trách về Khoa học của WCDS nói “nhưng hiện nay khí hậu đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng khiến chúng ta phải đặt câu hỏi liệu các loài sinh vật này có thể thích nghi được với sự biến đổi này hay không. Chúng tôi tin rằng nhiều quần thể đang trở nên rất nhạy cảm với những thay đổi được dự đoán.”
Những ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu hiện nay là rất lớn tại các vùng Bắc cực và Nam cực. Theo báo cáo mới này, các loài động vật có vú sống ở biển phụ thuộc vào những vùng biển đóng băng ở các cực về sinh cảnh và nguồn thức ăn như cá tầm (), kỳ lân biển (Monodon monoceros) và cá voi bắc cực (Balaena mysticetus) có nhiều khả năng bị ảnh hưởng đáng kể do diện tích vùng nước biển đóng băng giảm đi. Climate change impacts are currently greatest in the Arctic and the Antarctic. According to the report, cetaceans that rely on polar, icy waters for their habitat and food resources, such as belugas, narwhals and bowhead whales, are likely to be dramatically affected by the reduction of sea ice cover.
Do diện tích biển đóng băng giảm, sẽ có thêm nhiều hoạt động của con người như tàu thuyền đi lại, khai thác dầu, khí đốt, khai thác mỏ và các hoạt động phát triển cũng như hoạt động quân sự tại các khu vực trước đây chưa bị tác động thuộc vùng bắc cực.
“Điều này sẽ dẫn tới có nhiều rủi ro lớn hơn do tràn dầu, rò rỉ hóa chất, xáo động vè âm thanh và tai nạn cá voi va chạm với tàu thuyền” tác giả chính bài báo cáo, ông Wendy Elliott thuộc Chương trình Các loài sinh vật toàn cầu của WWF -Global Species Programme nói.
Các ảnh hưởng dự tính khác của sự biến đổi khí hậu được liệt kê trong báo cáo bao gồm: hiện tượng giảm nơi sinh sống của một số loài động vật có vú ở biển không có khả năng di chuyển vào các vùng biển lạnh hơn (ví dụ cá heo sông); sự axít hóa các đại dương do chúng hấp thụ lượng CO2 ngày cáng tăng; mức độ dễ bị nhiễm bệnh của các loài động vật có vú sống ở biển tăng lên; và giảm khả năng sinh sản và tái tạo do cơ thể yếu đi và tỷ lệ sống bị giảm.
Sự biến đổi khí hậu có thể cũng là một giọt nước làm tràn li gây nên hiện tượng tuyệt chủng của 300 cá thể còn lại của loài cá heo phía băc của Bắc cực đang bị đe dọa vì tỷ lệ sống sót của các con non liên quan trực tiếp tới những ảnh hưởng của sự thay đổi về khí hậu tác động tới sự phong phú về con mồi.
WWF và WCDS đang thuyết phục các chính phủ cắt giảm mức thải CO2 toàn cầu xuống còn ít nhất 50% cho tới giữa thế kỷ này. Báo cáo mới đây nhất của Ủy ban các quốc gia về Biến đổi khí hậu - Intergovernmental Panel on Climate Change cho thấy có thể ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu nếu mức thải của thế giới bắt đầu giảm trước năm 2015.
Hai tổ chức bảo tồn này còn kêu gọi Ủy ban về đánh bắt cá voi thúc đẩy nghiên cứu về ảnh hưởng trong tương lai của sự biến đổi khí hậu tới các loài động vật có vú sống ở biển bao gồm cả hoạt động hỗ trợ tổ chức các hội thảo đặc biệt về biến đổi khí hậu trong năm tới; đưa ra các kế hoạch quản lý và bảo tồn có tính tới nguy cơ về biến đổi khí hậu và tăng cường nỗ lực và nguồn tài trợ để ngăn chặn các nguy cơ đối với các loài động vật có vú ở biển.
Theo WWF, www.ficen.org.vn