1. MỞ ĐẦU
Nước Việt Nam trải dài qua 15 vĩ độ theo hướng Bắc - Nam với 3260km bờ biển, khoảng hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, gấp 3 lần so với diện tích đất liền (329.566 km2). Vị trí, địa lý và khí hậu vùng biển nước ta đã tạo nên tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới ở cả cấp độ đa dạng về cấu trúc thành phần loài, đa dạng hệ sinh thái và đa dạng nguồn gen. Trong đó bao gồm đầy đủ các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, vùng triều, đầm phá phân bố rộng ở vùng biển ven bờ và các ven các đảo [2]. Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên từ Bắc đến
Mặc dù những nguồn tài nguyên đa dạng sinh học biển rất có giá trị, nhưng có thể thấy chúng ta vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng, lợi thế và chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc bảo tồn đa dạng sinh học biển [1]. Việt Nam cần có một kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven bờ đồng bộ hơn nữa nhằm bổ sung cho “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học” và làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững đa dạng sinh học biển. Kế hoạch quản lý này cần bao gồm cả chương trình điều tra - giám sát đa dạng sinh học thường niên. Kết quả từ chương trình này sẽ đánh giá được hiện trạng, dự đoán xu thế biến động quần xã sinh vật và phát hiện ra những thay đổi trong tương lai về quần thể của các loài chỉ thị. Đồng thời là công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá sự thành công hay thất bại của kế hoạch quản lý đa dạng sinh học, trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh kế hoạch quản lý cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở vùng biển Việt Nam.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tiến ra biển đang là xu thế tất yếu để tìm kiếm, phát triển các tiềm năng về nguyên liệu, năng lượng, thực phẩm, không gian sinh sống trong tương lai. Trong nhiều thập kỷ qua, vùng biển nước ta còn có ý nghĩa mang tính sống còn đối với nền an ninh, quốc phòng và xây dựng phát triển đất nước [2]. Trong đó, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học biển mang một ý nghĩa quan trọng đối với ngành kinh tế biển. Nhận thức tầm quan trọng của đa dạng sinh học biển, từ năm 1991 với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN, WWF), chính phủ Việt Nam đã xây dựng và thông qua Chiến lược Bảo tồn Quốc gia, Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững. Năm 1993, Việt Nam chính thức trở thành Quốc gia thành viên của IUCN và từ đó đến nay có hai tổ chức của Việt Nam trở thành thành viên của IUCN là: Viện Kinh tế Sinh thái và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường – trường Đại học Quốc gia Hà Nội (CRES). Hiện nay, một trong những lĩnh vực chính đang được chính phủ Việt Nam quan tâm là bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là các tài nguyên biển, đảo và các vùng đất ngập nước.
“Kế hoạch hành động đa dạng sinh học” là một bước ngoặt lớn trong công tác qui hoạch và quản lý tài nguyên biển, trong đó đề cập đến những vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học. Nội dung chủ yếu của kế hoạch này nhằm xem xét lại những hệ sinh thái biển, đất liền và lập danh sách những vùng và những loài quan trọng cần được quan tâm đặc biệt [2]. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết mọi quan tâm mới chủ yếu tập trung vào bảo tồn đa dạng sinh học trên đất liền mà vẫn còn ít chú ý đến bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng biển.
Việt Nam cũng đã và đang đi theo một mô hình tương tự như các nước khác trên toàn thế giới là cố gắng mở rộng việc khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hàng triệu người Việt Nam đã và đang dựa vào các vùng ven biển để khai thác hải sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Trong những năm gần đây, nguồn tài nguyên này bị khai thác quá mức đã trở nên rõ ràng. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế nhanh đang đe dọa các nguồn tài nguyên ở các vùng ven biển do khai hoang, xây dựng cầu cảng và các dự án phát triển khác. Nếu xu hướng này tiếp tục thì sự khan hiếm nghiêm trọng các loài quí hiếm, có giá trị kinh tế và giá trị về khoa học chắc chắn sẽ xảy ra.
Theo kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nguyên nhân sâu xa dẫn đến suy thoái tài nguyên sinh vật, giảm tính đa dạng sinh học biển và vùng ven bờ chủ yếu là do chặt phá rừng đầu nguồn, xói lở bờ biển, sa bồi và nghẽn bùn ở cửa sông, cửa đầm, phá, sử dụng đất gây nghèo kiệt, khai khoáng ven biển, lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, xây dựng đường sá và cảng biển, xả nước thải không qua xử lý, du lịch ven biển, khai thác quá mức nguồn lợi hải sản, phú dưỡng do nuôi trồng thuỷ sản và ô nhiễm do các nguồn công nghiệp [3]. Bao trùm lên tất cả là công tác tổ chức, triển khai các hành động bảo tồn đa dạng sinh học biển chưa thực sự đạt hiệu quả; thiếu các căn cứ khoa học cần thiết để xây dựng các chính sách, hoạch định chiến lược, quy hoạch và quản lý phát triển kinh tế biển, thiếu định hướng cụ thể về phát triển bền vững.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
3. BÀN LUẬN MỘT SỐ TRIỂN VỌNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN VIỆT NAM
Đứng trước những thách thức to lớn đó, nhiều tổ chức quốc tế như UNEP, UNDP, IMO, IOC/UNESCO, FAO, WWF, IUCN,...đã và đang nỗ lực tổ chức, lôi cuốn các tổ chức, cá nhân, các quốc gia cùng hợp tác để quản lý và giữ gìn sự trong lành của môi trường biển, bảo vệ tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển bằng việc tham gia thực hiện các Công ước quốc tế, các chương trình quốc tế và khu vực với nhiều nội dung khác nhau từ lĩnh vực nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản và thông tin tuyên truyền đến các biện pháp tổ chức thực hiện với một mục tiêu chung nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ các hệ sinh thái, khai thác và sử dụng khôn khéo tài nguyên, tiến tới phát triển bền vững [4].
Để thực hiện được mục tiêu và các chương trình hành động bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều chương trình, đề tài hoặc dự án thuộc chương trình cấp Bộ, cấp nhà nước hoặc nguồn tài trợ quốc tế đã, đang và sẽ được triển khai nhằm tăng cường sự hiểu biết đầy đủ, thấu đáo và sử dụng hợp lý các quá trình, các quy luật tự nhiên, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học phục vụ cho hoạt động qui hoạch, quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi. Ngoài ra, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học biển đang được các tổ chức quốc tế, các quốc gia ven biển đưa lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách, chiến lược và chương trình hành động của mình trong những năm tới 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 [5]. Đây là một trong những triển vọng lớn cho việc bảo tồn đa dạng sinh học biển ở Việt Nam, vừa góp phần tăng cường được công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong nước vừa có điều kiện trao đổi, học hỏi hoặc đúc kết các bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực và trên thế giới trong tiến trình hội nhập quốc tế.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Khoa häc c«ng nghÖ
4. Ý KIẾN TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN
· Cấu trúc của hệ sinh thái ven biển Nam Việt Nam đang chịu nhiều biến đổi sâu sắc trên diện rất rộng lớn, gây ảnh hưởng đến tài nguyên đa dạng sinh học ?
Phương thức chặt phá rừng ngập mặn ven biển đã phá vỡ diễn thế tự nhiên của quá trình kiến tạo thổ nhưỡng. Xây dựng ven biển, lấn biển, đắp đập nuôi tôm ven biển đã gây biến đổi địa hình. Hệ thống kênh mương, đê đập được xây dựng đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, chế độ ngập nước gây ảnh hưởng đến chế độ môi trường, chế độ bồi lắng và xói lở ở vùng cửa sông ven biển. Hiện tượng mặn hóa, phèn hóa, ngọt hóa gây ô nhiễm hữu cơ cho môi trường nước và chất đáy,... Kết quả cuối cùng là hệ sinh thái ven biển lâm vào tình trạng bị phá vỡ cân bằng sinh thái. Trong khi đó việc thiết lập cân bằng mới lại chưa kịp thực hiện được, dẫn đến tài nguyên đa dạng sinh học bị giảm sút, cấu trúc các khu hệ sinh vật bị thay đổi, thảm thực vật bị biến đổi về mặt số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nhân tố bất lợi như bệnh dịch và ô nhiễm bùng phát nhiều nơi. Do vậy, kế hoạch quản lý tổng hợp ven bờ cần quan tâm hơn nữa đến những vấn đề trên nhằm duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng bền vững. Mặt khác, thiết nghĩ sự liên kết, phối hợp hài hòa giữa các bộ ngành có liên quan đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven bờ.
· ĐDSH biển chỉ có thể duy trì bằng sự bảo tồn các hệ sinh thái?
Cho đến nay, một số chuyên gia nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng, việc bảo tồn các loài quí hiếm, tuyệt chủng một cách riêng lẻ hoặc bảo tồn một nhóm loài tại các vùng dự trữ, các khu bảo tồn riêng lẻ tỏ ra kém hiệu quả so với việc tập trung nỗ lực (trong giai đoạn trước mắt đến năm 2010) cho việc bảo tồn các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường một cách đồng bộ trên diện rộng cho cả vùng địa sinh vật biển Việt Nam.
Chúng ta có thể thấy, một trong những nguyên nhân làm tính ĐDSH bị suy giảm nhanh là do sự phá hủy môi trường sống của chúng. Do đó, mục tiêu chiến lược để bảo tồn ĐDSH cần xem xét đến vấn đề thực hiện chính sách bảo tồn ở mức độ tổ chức hệ thống thiên nhiên cao hơn cả hệ sinh thái – hệ cảnh quan của vùng biển Nam Việt Nam.
· Chỉ số ĐDSH (Bio-diversity index) cần được coi là chỉ số quan trọng trong việc quan trắc, đánh giá trạng thái biến đổi của tài nguyên sinh học và môi trường ?
Để cho các thông tin về ĐDSH được các nhà quy hoạch, quản lý và phát triển kinh tế sử dụng một cách hữu hiệu, chúng cần phải trở thành một loại chỉ số mang tính định lượng, đó là bộ chỉ số về đa dạng sinh học đặc trưng cho các vùng biển Việt Nam. Đánh giá sự biến đổi về môi trường sinh học, trong đó chủ yếu là biến đổi của các khu hệ sinh vật theo các chỉ tiêu về cấu trúc thành phần loài. Mức độ đa dạng sinh học biểu thị mối tương quan giữa số lượng loài và số lượng cá thể hoặc sự tương đồng giữa các quần xã. Việc xác định sinh vật chỉ thị loài ưu thế cho phép xác định trạng thái và cấu trúc của hệ sinh thái và có thể đưa ra các chỉ số giúp cho việc đánh giá mức độ phong phú của tài nguyên và trạng thái của môi trường.
Xét thấy, chúng ta cần đưa nội dung này như một vấn đề ưu tiên của chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Việt Nam là “Xây dựng hệ thống chỉ số đa dạng sinh học (Biodiversity index) cho vùng biển Việt Nam. Nội dung chính của vấn đề ưu tiên này là làm rõ khái niệm bảo tồn ĐDSH theo cách đánh giá các hệ sinh học không chỉ dựa vào các thông số sản lượng, khối lượng, trọng lượng mà theo tính đa dạng, tính phức tạp và tính bền vững của chúng. Tất cả những thông số mang tính trừu tượng đó phải được định lượng hóa, chỉ tiêu hóa và thích hợp với từng loại hình sinh thái khác nhau, cụ thể ở đây là hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới. Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể phân tích và so sánh một cách định lượng mức độ đa dạng sinh học cao hay thấp tại các vùng địa lý khác nhau, phục vụ cho việc qui hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Hùng, Đỗ Văn Khương và Đỗ Công Thung, 2005. Đánh giá tiềm năng thiết lập khu bảo tồn biển Cát Bà. Tạp chí thủy sản, số 7/2005, tr. 17-19.
2. Võ Quí, 2004. Đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc lần thứ nhất về phát triển bền vững, tr. 267-280.
3. Hoàng Văn Thắng, 1998. Bảo tồn đa dạng sinh học vùng ven biển Việt Nam. Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo về bảo tồn đa dạng sinh học vùng ven biển Việt Nam. NXB IESD tại Hà Nội, tr. 11-17.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
5. Salm, R.V. & Clark, J. R., 2003. Marine and Coastal Protected Areas: A guide for Planners and Managers. IUCN,
Nguyễn Quang Hùng