IUCN triển khai Chương trình bảo tồn rùa biển để giúp Việt Nam thực hiện Kế hoạch hành động để bảo tồn các loài rùa biển của Việt Nam cho tới năm 2010 - http://www.iucn.org/places/vietnam/our_work/ecosystems/assets/MTCAP - English.pdf

Hiện nay có 5 loài rùa biển sống tại các vùng biển của Việt Nam. Đó là rùa đầu to (loggerhead turtle), Oliver Ridley, rùa luýt (leather -back turtle), rùa xanh (green turtle) và đồi mồi (hawksbill turtle). Ngoại trừ rua caretta, 4 loài còn lại đều làm tổ và đẻ trứng trên các bờ biển của Việt Nam.

Các khu vực bờ biển nơi các loài rùa biển làm tổ và đẻ trứng trải dài từ biên giới phía bắc với Trung Quốc cho tới biên giới phía nam giáp Cam-pu-chia bao gồm hầu hết các hòn đảo ngoài khơi. Các khu vực làm tổ tập trung đông rùa biển chủ yếu thuộc khu vực vịnh Thái Lan, ven biển miền trung, các hòn đảo tại các vùng biển phía đông nam và Vịnh Thái Lan. Hiện nay các loài rùa biển đang bị đe dọa bởi các hoạt động đánh bắt tình cờ hoặc có chủ ý của dân chài và hoạt động săn trứng rùa biển và rùa cái. Các hoạt động đánh bắt có nguy cơ đe dọa lớn nhất tới các loài rùa biển là đánh bắt bằng lưới rà, đánh bắt bằng lưới móc, đánh bắt bằng câu kiều, lặn để đánh bắt các động vật thân mềm và hai mảnh Số liệu của nghiên cứu do Bộ thủy sản, Viện nghiên cứu Thủy sản kết hợp với IUCN tiến hành năm 2002 chỉ ra rằng tổng lượng đánh bắt hàng năm trên toàn bộ bờ biển của Việt Nam có thể lên tới khoảng 4000 cá thể.

Trong suốt thể kỷ 20 nhiều nhà sinh học và thám hiểm đã ghi lại được sự có mặt của các loài rùa biển tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn ít nghiên cứu về sự phân bố, sự phong phú và hiện trạng của các loài rùa biển. Các loài rùa biển tại Việt Nam được bảo vệ bởi các quy định quốc tế (Công ước về buôn bán động thực vật hoang dã) và của Việt Nam (Nghị định 48 của chính phủ). Ngoài ra, vào tháng 9 năm 1997 chính phủ Việt Nam đã thông qua Bản thỏa ước của các nước Đông Nam Á về Bảo tồn các loài rùa biển. Tháng 7 năm 2001 Việt Nam chính thức thông qua Bản thỏa ước về bảo tồn các loài rùa biển và các vùng sinh sống của chúng tại khu vực Đông Nam Á thuộc Ấn Độ Dương.

Theo tin từ website của IUCN, www.ficen.org.vn