II. Động vật đáy và sinh nhật phù du

1. Động vật đáy

Thành phần loài:

Đã xác định 122 loài động vật đáy thuộc 52 họ, 91 giống, 4 nhành. Số họ, giống, loài động vật đáy thuộc các ngành, lớp giun nhiều tơ, giáp xác, thân mềm và da gai được minh hoạ ở bảng 5.

Bảng 5. Số họ, giống loài, động vật đáy

Ngành - Lớp

Số loài

%

Số giống

Số họ

Giun nhiều tơ (Polychaeta)

57

47

46

23

Giáp xác (Crustacea)

37

30

22

13

Thân mềm (Mollusca)

24

20

19

14

Da gai (Echinodermata)

4

3

4

2

Tổng cộng

122

100%

91

52

Sinh vật lượng:

Trong vùng biển nghiên cứu, tổng sinh vật lượng trung bình của động vật đáy (ĐVĐ) là 455 con/m2; 33,18 g/m2. Vụ nam (tháng 7/2000), sinh vật lượng ĐVĐ là 669 con/m2; 47,79 g/m2 lớn gấp hơn 2 lần vụ bắc (tháng 3/2000) 240 con/m2; 18,57 g/m2. Sinh vật lượng của các nhóm động vật đáy được minh hoạ ở bảng 6.

Bảng 6. Sinh vật lượng các nhóm động vật đáy

Sinh vật lượng

Số lượng

Khối lượng

Lần bắt gặp

Nhóm ĐVĐ

ct/m2

%

g/m2

%

Giáp xác (Crustacea)

67

14,6

1,73

5,2

31/38

Giun nhiều tơ (Polychaeta)

287

63,1

4,92

14,8

37/38

Thân mềm (Mollusca)

90

19,9

25,93

78,1

18/38

Da gai (Echinodermata)

8

1,7

0,13

0,4

9/38

Loại khác (cá con…)

3

0,7

0,47

1,5

6/38

Tổng cộng

455

100%

33,18

100

 

Khối lượng ĐVĐ bằng khoảng 65% só với vùng biển giầu có nhất Việt Nam là biển tây Nam Bộ (bảng 7).

Bảng 7. Sinh vật lượng động vật đáy ở một số vùng biển Việt Nam

Sinh vật lượng

Số lượng

Khối lượng

Vùng biển

(con/m2)

(g/m2)

Thanh Hoá, vụ bắc (tháng 3/2000)

240

18,57

Thanh Hoá, vụ nam (tháng 7/2000)

699

47,97

Thanh Hoá, năm 2000

455

33,18

Hải phòng - Quảng Ninh (1971 - 1972)

104

3,90

Vịnh Bắc Bộ (nhiều năm)

103

7,99

Thuận Hải – Minh Hải (1979 - 1982)

401

8,5

Đông Nam Bộ (nhiều năm)

193

4,64

Tây Nam Bộ (1984 - 1985)

494

50,69

Phân bố:

Động vật đáy cũng hình thành trong vụ bắc hai khu vực tập trung là ở của lạch Hới và vùng triều ven bờ Tĩnh Gia (>20 g/m2), trong vụ nam sinh khối của hai vùng này tăng cao (> 100 g/m2) và khu vực tập trùn mở rộng từ của lạch hới đến lạch Bạng với khối lượng 10 – 50 g/m2.

Nhìn chung, động vật đáy tập trung ở một số cửa lạch và vùng chiều ven bờ, mật độ phân bố có xu thế giảm dần từ bờ ra khơi. Vùng cửa lạch và vùg dưới chiều ven bờ, các nhóm Than mềm (lớp hai mảnh vỏ - Bivalvia) và sau đó là Giun nhiều tơ (Polychaeta) đặc biệt phong phú, tạo nên nguồn cung cấp giống thân mềm hai mảnh vỏ thuộc giống sò cho nghề nuôi hải sản và là cơ sở thức ăn có giá trị cho nhiều laòi hải sản khác.

2. Sinh vật phù du

Thực vật phù du (TVPD)

Thành phần loài:

Ở vùng biển ven bờ Thanh Hoá đã xác định được 270 loài thực vật phù du chiếm 84,90% tổng số loài đã thống kê được ở vịnh Bắc Bộ (318 loài), trong đó:

- Vụ bắc, tháng 12/1998 có 131 loài

- Vụ nam, tháng 6/1999 có 168 loài

- Vụ bắc, tháng 3/2000 có 120 loài

- Vụ nam, tháng 7/2000 có 161 loài

Trong các chuyến khảo sát, tảo Silic (Bacillariophyta) có thành phần loài phong phú hơn cả, 97 đến 123 loài và tổng cộng đã có 175 loài chiếm 64,82% tổng số loài thực vật phù du của vùng biển nghiên cứu, tảo Giáp (Pyrrophyta) trong các chuyến khảo sát có từ 27 đến 64 loài và tổng số đã có 92 loài, chiếm 34,07%, tảo Lam (Cyanophyta) có 3 loài, chiếm 1,11%. Hai chuyến khảo sát năm 2000 đều không thấy tảo lam xuất hiện (bảng 8).

Bảng 8: Số lượng loài vả tỷ lệ % các ngành tảo

         Ngành tảo
Thời gian

Tảo Silic

Tảo Giáp

Tảo Lam

Số loài

% tổng số

Số loài

% tổng số

Số loài

% tổng số

Tháng 12/1998

102

77,86

27

20,61

2

1,53

Tháng 6/1999

123

73,21

42

25,00

3

1,79

Tháng 3/2000

80

66,60

40

33,40

0

0

Tháng 7/2000

97

60,25

64

39,75

0

0

Tổng số

175

64,82

92

34,07

3

1,11

Sinh vật lượng:

Vào các mùa gió đông bắc, mật độ thực vật phù du 151.000 – 4.093.000 tb/m2 đều thấp hơn mật độ trong mùa gió tây nam 32.742.000 – 55.548.000 tb/m3 (bảng 9).

Bảng 9. Sinh vật lượng bình quân của thực vật phù du vùng biển Thanh Hoá (A – tháng 12/98; B – tháng 6/99

Trạm

Số lượng TVPD (103xtb/m3)

Khối lượng ĐVPD (mg/m3)

Số lượng ĐVPD (cá thể /m3)

Số lượng Copepoda (ct/m3)

A

B

A

B

A

B

A

B

3

11.001

58.172

39.41

302.50

259

1030

54

347

4

929

38.305

406.88

106.67

544

407

248

113

6

5.345

39.222

104.17

128.89

647

361

128

117

7

6.930

22.066

287.50

77.20

330

170

152

82

8

1.667

5.570

204.55

58.85

361

138

150

33

11

3.253

12.888

154.21

19.62

262

83

149

23

12

2.354

65.955

143.04

24.00

151

71

89

20

15

7.146

35.848

164.78

79.09

391

273

235

68

16

1.001

15.217

138.70

83.00

139

216

82

44

18

7.933

9.117

296.67

18.82

722

144

527

53

19

907

36.153

138.80

27.31

254

125

112

23

20

745

54.393

190.77

43.33

439

250

169

20

Trung bình

4.093

32.742

189.12

80.77

378

272

178

79

Có thể xếp vùng biển Thanh hoá vào một trong những vùng màu mỡ nhất của biển Việt Nam. Đây là một vùng biển có khả năng cung cấp nguồn thức ăn rất tốt không những cho các bãi cá đẻ hàng năm xuất hiện trong vùng biển mà còn là một vùng biển có thể phát triển nuôi các loài đặc sản thân mềm như ngao, sò v.v.

Tính đa dạng

Chỉ số đa dạng Hmax trung bình đều rất lớn, 5,20 – 5,88, còn H’và J trung bình thấp nhất vào tháng 6/1999 chỉ có 3,09 và 0,55 theo thứ tự , do đó Dv chỉ đạt 1,75 cho muác độ tính đa dạng tương đối tốt. Các chuyến còn lại đều cho kết quả - tính đa dạng phong phú, và đánh giá chung cho cả vùng biển trong thời gian khảo sát đạt tính đa dạng phong phú - chất lượng nước tốt.

Động vật phù du (ĐVPD):

Thành phần loài:

 Đã xác định được 191 loài động vật phù du là thức ăn của cá, chiếm 87,61% tổng số loài ở vịnh Bắc Bộ (218 loài), trong đó:

- Vụ bắc (tháng 12/1998) có 133 loài

- Vụ nam (tháng 6/1999) có 161 loài

- Vụ bắc (tháng 3/2000) có 127 loài

- Vụ nam (tháng 7/2000) có 136 loài

Qua đây cũng thấy thành phần loài động vật phù du trong vụ nam phong phú hơn vụ bắc. Thành phàn thức ăn quan trọng nhất trong động vật phù du là Giáp xác (Crustacea) 134 loài, sau đó là Tiền sống (Protochordata) 22 loài, Thân mềm (Mollusca) 19 loài, Hàm tơ (Chaetognatha) 13 loài và ít nhất là Giun (Annelida) chỉ có 3 loài (bảng 10).

Bảng 10. Số lượng loài (1) và tỷ lệ % (2) của các ngành động vật phù du

            Ngành

Thời gian

Tiết túc (Giáp xác)

Tiền sống

Thân mềm

Hàm tơ

Giun

(1)

(2)

(1)

(2)

(1)

(2)

(1)

(2)

(1)

(2)

Vụ bắc (12/1998)

88

66,17

17

12,78

16

12,03

10

7,52

2

1,50

Vụ nam (6/1999)

113

70,19

18

11,18

15

9,32

12

7,45

3

1,86

Vụ bắc (3/2000)

83

65,35

17

13,39

16

12,60

9

7,09

2

1,57

Vụ nam (7/2000)

92

67,65

18

13,34

16

11,76

8

5,88

2

2,47

Tổng số

134

70,15

22

11,52

19

9,95

13

6,81

3

1,57

Sinh vật lượng:

Ở vùng biển Thanh Hoá, khối lượng động vật phù du lớn nhất có trong tháng 12/1998 là 406,88 mg/m3, sau đó là tháng 6/1999 là 302,50 mg/m3, tháng 3/2000 là 103,33 mg/m3. Khối lượng bình quân qua 4 chuyến khảo sát là 86,50 mg/m3 tương tự khối lượng bình quân nhiều năm (1959 - 1985) dã có trước đây trong vùng biển Thanh Hoá.

Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Tiến Cảnh, Mai Hữu Thạch, Nguyễn Quốc Lập và ctv

Trích bài: "Điều kiện môi trường và nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ Thanh Hoá". Trong Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển", Tập 2 - 2001.