Kiến thức khoa học và hiểu biết về khu vực địa phương cần phải được kết hợp trong quá trình quản lý các tài nguyên biển tại các nước đang phát triển như các đàn cá mập, hải sâm, ốc nón sống tại các hoàn đảo phía bắc Australia.

Đó là quan niệm của Tiến sỹ Simon Foale, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu cấp cao ARC về các rạn san hô (Centre of Excellence for Coral Reef Studies) và trường đại học James Cook University. Ông là người nghiên cứu về dánh bắt hải sản tại các rạn san hô ở Solomon Islands trong thời kỳ các khu vực này đang thay đổi mạnh và nhanh chóng.

“Các nền văn hóa thay đổi khi các xã hội trở nên hiện đại… con người trở nên xa rời các quan niệm cũ và truyền thống bị mai một,” Tiến sỹ Foale phát biểu. “Khi một lượng lớn tiền được đổ vào một khu vực, khu vực đó sẽ trải qua quá trình chuyển đổi mạnh, đột ngột và các truyền thống bị coi nhẹ.”

“Nền văn hóa Meeelandi (quần đảo Tây nam Thái Bình Dương), theo truyền thống tồn tại niềm tin vào các linh hồn… đó là một phần gắn liền với tự nhiên và một phần văn hóa của người bản địa…Họ quản lý các rạn san hô bằng cách cấm đánh bắt trong một vài giai đoạn. Bất kỳ ai vi phạm quy tắc này sẽ bị nguyền rủa.

“Tuy nhiên quản lý theo truyền thống có xu hướng sụp đổ khi áp lực từ bên ngoài tăng lên. Khi các thị trường toàn cầu mở rộng, nhu cầu tăng và các sản phẩm của biển có giá cao, các nguyên tắc truyền thống sẽ không còn đủ mạnh để ngăn chặn hoạt động đánh bắt thái quá” Tiến sỹ Foale lập luận.

Trong các nghiên cứu về đánh bắt ốc nón tại các hòn đảo Solomon (một loài thâm mềm có vỏ óng ánh như ngọc trai đáng giá được người dân các đảo Thái Bình Dương khai thác từ 2 thế kỷ nay), Tiến sỹ Foale thấy rằng do người dân địa phương thiếu hiểu biến về các loài đã khiến cho các hoạt động đánh bắt trở nên không bền vững.

“Người Nggela có truyền thống đánh bắt ốc nón trong một khoảng thời gian nào đó của chu kỳ trăng khi ốc nón dễ dàng phát hiện ra. Tuy nhiên, khi họ xác định các khoảng thời gian đánh bắt tốt, họ dường nhu quên mất thực tế là loài ốc nón này thường cũng sinh sản trong thời kỳ này.

“Họ cho rằng ốc nón mà họ đánh bắt đã được thay thể bởi các cá thể ốc nón từ xứ sở ‘‘El Dorado’’ở vùng biển sâu hơn lang bạt đến các khu vực nông hơn của rải san hô.

“Một phần lớn của vấn đề này là dân chài thường không nhận thức được sự liên hệ giữa quần thể trưởng thành và nguồn cá con sẽ bổ sung cho quần thể. Người dân hoàn toàn không có hiểu biết về chu trình sinh sản của cá, nơi trứng và tinh trùng kết hợp để sinh ra các cá thể non kích thước nhỏ bé và thường phân bổ rải rác, sau đó sẽ định cư và phát triển thành cá thể trưởng thành. Do đó, họ thường cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quần thể cá là các yếu tố khác nào đó trong đó có những lực lượng siêu nhiên.” Tiến sỹ Foale giải thích.

Với sự tồn tại của các quan niệm này và áp lực đối với đánh bắt hải sản tăng lên, tiến sỹ Foale khẳng định sự thiếu hiểu biết khiến người dân Nggela tin rằng họ không chịu trách nhiệm về sự suy giảm số lượng loài ốc nón.

“Dân chài tại nhiều vùng thuộc Thái Bình Dương thường không thấy được mối quan hệ giữa các hoạt động đánh bắt và sự suy giảm hoặc sự suy sụp nguồn dự trữ cá và các loài sinh vật biển,” Ông nói.

Tiến sỹ Foale nhận thấy việc chia sẻ kiến thức về văn hóa và khoa học là yếu tố quan trọng để cải thiện quá trình quản lý nguồn cá và rạn san hô tại các nước đang phát triển, nơi có rất ít hoặc không thể tiếp cận được với các thông tin qua các thư viện, các nhà khoa học và internet.

“Cộng đồng khoa học có thể đóng góp rất nhiều vào quá trình quản lý bền vững nguồn tài nguyên biển tại các nước đang phát triển nhưng một điều quan trọng là khi họ truyền đạt các kiến thức khoa học họ phải hiểu được hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như các quan niệm của người dân địa phương.” .Tiến sỹ Foale nói.

“Chia sẻ kiến thức là quá trình hai chiều. Có một lượng lớn kiến thức mà cả người dân địa phương sống bằng nghề chài lưới và các nhà khoa học nắm giữ. Kết hợp hai nguồn kiến thức này bất cứ khi nào có thể sẽ tạo ra quá trình quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên.”

Theo Science Daily, dựa vào nguồn tin của Trường đại học James Cook.

Ảnh: Dân đảo Solomon quan sát quần thể ốc nón, là một hoạt động của dự án gần đây do WWF tài trợ – ảnh chụp bởi RC Centre of Excellence for Coral Reef Studies.

Nguồn www.ficen.org.vn