NGIWAL, Palau — Ngồi trên băng ghế dài trong một ngôi lều lá tại một khu làng trên đảo chính Palau thuộc quần đảo Babeldaob, Islias ông Yano, 57 tuổi, ngắm nhìn vùng vịnh phía xa nơi ông đã làm nghề đánh bắt kể từ năm 15 tuổi và nhớ lại những cách đánh bắt trước đây khi ông còn là một cậu bé.

Noah Edechong nhà môi trường học của Palau

“Chúng tôi đánh bắt một loại cá cụ thể vào các mùa cố định.” Ông Yano nhớ lại. “Mỗi vùng rạn san hô chỉ có thể được đánh bắt bởi người dân của một làng chài nhất định.” Những người già sống trong làng thay nhau đánh bắt tại rạn san hô, ông Yano kể lại, để nuôi dưỡng nguồn thực phẩm chính với tốc độ tăng trưởng rất chậm của họ.

Bắt đầu từ những năm 80 sự tăng trưởng dân số, các thị trường về hải sản mới ở châu Á và cách suy nghĩ hiện đại đã xóa bỏ quyền lực và các nguyên tắc của thế hệ những người lớn tuổi.

“Những người từ nơi khác bắt đầu đến các rạn san hô của chúng tôi, họ sử dụng thiết bị lặn scuba và thuốc nổ và các loài cá trở nên càng ngày càng nhỏ và số lượng càng ít hơn” Ông Yano vừa nói vừa lắc đầu.

Tại các vùng biển nhiệt đới của thế giới, các loài cá mú và cá chỉ vàng trưởng thành hoàn toàn trở nên khan hiếm như giống như hiện tượng khan hiếm các loài cá ngừ và cá tuyết trưởng thành ở một số vùng. Tại Ngiwal, phản ứng đối với hiện tượng này đã không đến một cách chậm trễ. Một lần nữa, những người già lại phải đưa ra các nguyên tắc, quy định.

Vào năm 1994, họ cấm đánh bắt tại một khu vực rạn san hô nhỏ, nơi chỉ có thể tiếp cận một phần bằng cách đi bộ. Phụ nữ của khu làng chài, là những người thường nhặt sò, huyết ở khu vực thủy chiều thấp, nhận thấy lượng cá tại đó trở nên phong phú hơn trong một vài năm. Khu vực rạn san hô đã trở nên nổi tiếng tại địa phương và các làng khác bắt đầu thực hiện giống như vậy

Ngày nay, Palau, một hòn đảo nhỏ nằm cách Philippines 600 dặm về phía đông là một địa điểm nổi tiếng trên thế giới về lặn giải trí, đang là đối tượng quan tâm hàng đầu của thế giới trong hoạt động nhằm cấm đánh bắt tại các rạn san hô chính để cho phép sự trở lại của các loài cá quý. Chương trình này hiện đang bảo vệ một số vùng rạn san hô và các đầm phá với diện tính tổng là 460 dặm vuông.

Trong cuộc họp của Nhóm công tác về Rạn san hô của Mỹ vào tháng 11 năm 2005 tại Koror (Cộng hòa Palau, độc lập từ năm 1994, vẫn đủ tiêu chuẩn cho một số tài trợ nội địa từ Mỹ), Tổng thống Tommy Remengesau Jr., có thể là người lãnh dạo quốc gia có tư tưởng về bảo tồn nhất thế giới, đã khởi động một hoạt động được gọi là Sự thách thức Micronesian: kêu gọi các quốc gia còn lại trong khu vực đến năm 2020 giành ra 30% các vùng biển ven bờ và 20% vùng đất cho mục đích bảo tồn. Palau hiện đã đạt được con số này mặc dù không phải toàn bộ được khống chế nhưng các quốc gia khác trong khu vực hiện đạt được kết quả rất ít trong công tác bảo tồn.

“Tôi đã thấy rằng không thể để phát triển một bên và bảo tồn một bên, sau đó xem xem bên nào vượt trội hơn.” Ông Tommy Remengesau Jr. nói trong một cuộc phỏng vấn tại Koror, thủ đô thương mại của quốc gia này. “Nếu bạn quan tâm tời tương lai của đất nước, bạn đã phải phối hợp cả phát triển và bảo tồn với nhau” vì thế các tổ chức phi chính phủ đã trở thành “một phần tổng hợp trong quá trình lập kế hoạch của chúng tôi.”

Thách thức của Palau đã đến đúng lức khi cộng đồng làm nghề đánh bắt tại các rạn san hô trên khắp thế giới đang nhận thấy việc tạo ra các vùng không đánh bắt đang mang lại lợi ích trong một vài năm vì các quần thể cá tái xuất hiện tràn sang cả các vùng nơi các hoạt động đánh bắt được phép thực hiện.

Không có được sự ủng hộ từ chính phủ nhiều như người dân Palau, các chính quyền địa phương tại Fiji đã đưa ra một loạt các vùng không đánh bắt lến tới 189 vùng từ con số chỉ có 2 vùng trong 10 năm.

Hai năm sau khi Ratu Aisea Katonivere, một vị trưởng làng, yêu cầu không đánh bắt tại một vùng, “Các loài cá đến gần hơn và trở nên t hơn,” ông cho biết. “Các loài cá đang trở lại; đây là một điều kỳ diệu.” Ông Katonivere, người quản lý hơn 7,000 dân sống tại vùng rạn san hô Great Sea, khu vực rạn san hô lớn thứ ba thế giới, trả lời trong một phỏng vấn diễn ra tại hội nghị về bảo tồn tổ chức ở Honolulu.

Các đại biểu khác cho biết tại các đảo Solomon, các khu bảo tồn đã tăng lên 30 từ con số 2 chỉ trong 5 năm, và tại Vanuatu, họ hy vọng sẽ đạt 100 khu vực.

“Hệ thống cũ về kiểm soát hoạt động đánh bắt với một số quan niệm cũ đang được điều chỉnh và cải thiện vì người dân vẫn tôn trọng những người có vai vế truyền thống.,” ông Alifereti Tawake, giảng viên trường đại học South Pacific của cho biết. “Họ đã từng đánh bắt ở nơi mà họ thích nhưng khi họ thấy số lượng cá giảm đi và kết quả do các vùng cấm đánh bắt mang lại, họ nhận thấy đó là con đường cần phải theo.”

Thách thức Micronesia đã vượt xa ngoài khu vực Micronesia. Năm tháng sau khi ông Remengesau ban hành chiến dịch này, Tổng thống Susilo Bangbang Yudhoyono của Indonesia hứa sẽ tăng diện tích khu bảo tồn biển từ 18 triệu ha lên 24.7 million tới năm 2010. Tại Antilles, các quốc gia Grenada, the Bahamas, Belize và the Grenadines, là những quốc gia đã có một số KBTB đã cam kết thực hiện Thách Caribbean và đang cố gắng thuyết phục các quốc gia khác tham gia, theo ông Bill Raynor, giám đốc Bảo tồn tự nhiên Micronesia cho biết.

Nhưng tại Mỹ, các KBTB chiếm chưa đến 1% các vùng biển gần bờ. Tại Hawaii, nơi các rạn san hô hiện đang bị suy giảm các loài cá một cách nghiêm trọng, luật dự thảo về “quyền đánh bắt” gần đây đã được các đại diện nghị viện bang thông qua, khiến cho việc thiết lập bất kỳ khu bảo tồn nào bằng cách yêu cầu số liệu khoa học không thể tiếp cận được là có thể.

Việc Palau đã thực hiện vai trò dẫn đầu trong việc bảo tồn biển không phải ngẫu nhiên. Trong số các dân tộc vùng biển Thái bình dương, người dân Palau từ trước tới nay rất nổi tiếng về việc họ đánh giá cao nguồn cá và hải sản hơn so với thịt và rau quả trồng được và ngư dân vùng này rất hiểu biết về các rạn san hô. Nhà sinh học biển người Canada, Robert E. Johannes, là người đầu tiên sử dụng kiến thức về sinh học biển của người dân Palau bằng cách phỏng vấn họ và tham gia đánh bắt với họ trong những năm 70.

Người dân Palau, ông viết , đã chỉ cho ông thấy rằng tại quần đảo của họ 55 loài cá ăn được tuân theo lịch mặt trăng để tập trung thành những nhóm lớn được gọi là tập hợp đẻ trứng và giải phóng tinh trùng và trứng tại vùng biển này — “nhiều hơn hai lần so với nhiều loài mà các nhà sinh học miêu tả cho cả thế giới.”

Khi hoạt động lặn trở nên phổ biến, vào những năm 90, ngư dân vùng Palau có thể đưa khách nước ngoài ra các vùng có nhiều loài cá và san hô đa dạng và hòn đảo này trở thành một trong những địa điểm lặn hàng đầu của thế giới. Hoạt động này đem lại sự giàu có cho 14.000 người dân Palau (tỷ lệ thất nghiệm là 2,9%), và nó cũng củng cố quan điểm của những ngư dân như ông Yano cho rằng khai thác quá mức các rạn san hô là một ý tưởng tồi. Vào năm 1997, 330 dặm vuông vùng đầm pháp các đảo Rock rất được những người đi lặn ưa thích đã đóng lại đối với các hoạt động đánh bắt và giết cá mập ở các vùng khác của Palau cũng bị cấm.

Một loài cá cũng được bảo vệ là cá chình điện Napoleon có thể sống ở độ sau 5 feet và được bán với giá 10 000 USD cho một con cá sống tại Hồng Kông. Loài này đã bị giảm với số lượng lớn ở hầu hết mọi nơi nhưng tại Palau hiện nay đang có số lượng loài này lớn nhất thế giới và là một hấp dẫn lớn đối với người đi lặn.

Vào năm1998, hiện tượng được gọi là El Niño gây ra những thay đổi lớn về các dòng biển tạo ra các dòng biển nóng khác thường ở một số vùng biển của một số nước trên thế giới gây ra hiện tượng các loài san hô bị chết hoặc chuyển màu trắng. Tại Palau, sự kiện san hô bị mất màu đã giết chết 1/3 rạn san hô nhưng phần lớn ở vùng rạn phía ngoài nơi quần thể cá chình điện sống dày đặc, nước sạch và vách dựng đứng thu hút rất nhiều người lặn.

Khi đó, ông Noah Idechong, nhà môi trường học hàng đầu của quốc gia này và là người thành lập Hiệp hội Bảo tồn Palau đã được bầu vào hạ nghị viện.

“Chúng tôi nhận thấy rằng các khu vực cấm đánh bắt không thể bảo vệ chúng ta khỏi hiện tượng nóng lên toàn cầu và các rạn san hô chết hàng loạt,” ông Noah Idechong nói.

Với sự hỗ trợ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên, ông Idechong đã đưa ra quy chế pháp lý để hợp nhất các vùng bảo tồn hiện nay – một số được quy định bởi chính phủ cho du lịch, một số khác được thiết lập bởi các làng chài dọc bờ biển và thêm 30% diện tích các vùng san hô có thể chống chọi tốt nhất với hiện tượng san hô chết do nhiệt độ nước nóng lên hoặc phục hồi nhanh nhất.

Hiện nay, thiết kế mạng lưới sắp hoàn thành và cuối thập kỷ này – 10 năm trước khi đến giới hạn do tổng thống đưa ra vào năm 2020 – mạng lưới cần phải đưa vào hoạt động, ông Idechong nói.

Mặc dù các rạn san hô của Palau đạt được một số kết quả tốt về bảo tồn nhưng vẫn còn một số vấn đề. “Có nhiều tàu thuyền tại các rạn san hô của chúng tôi hàng đêm; họ đánh bắt bất hợp pháp với các thùng lặn sâu và súng bắn tên” ông Brownie Salvador, đứng đầu bang Ngarchelong nói. “Chúng tôi không có tiền để thuê người bảo vệ ngăn chặn các hoạt động này.”

Để giám sát hiện trạng các rạn san hô và ngăn chặn đánh bắt, Palau cần $2.1 triệu một năm, một quan chức cho biết. Tài trợ của nước ngoài hy vọng sẽ tạo ra quỹ khoảng $12 triệu và phần còn lại sẽ có được từ việc thu thuế của những người lặn, ông Raynor của tổ chức Bảo tồn tự nhiên, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở Pohnpei, tại Liên bang Micronesia.

Vì Palau đã tiến rất xa so với các quốc gia khác, “việc chúng ta thành công là rất quan trọng vì toàn thế giới đang nhìn vào chúng ta” Ông Raynor cho biết thêm

Tại Đại học Dalhousie ở Nova Scotia, ông Boris Worm, tác giả một bài báo dự đoán rằng sẽ còn lại rất ít cá ngoài hoang dã để chúng ta có thể đánh bắt đến giữa thế kỷ, hiện đang giám sát chặt chẽ hoạt động phổ biến rộng rãi các khu bảo tồn biển tại vùng Thái Bình Dương. “Những người làm bảo tồn theo phương thức từ dưới lên hoạt động tốt hơn nhiều so với những người theo phương thức từ trên xuống và họ hoạt động lâu dài hơn.” Tiến sỹ Worm nói. “Hiện nay chúng ta đang gần đến điểm giới hạn toàn cầu, mọi người đang đặt câu hỏi làm thế nào để chúng ta giải quyết vấn đề này và họ phát hiện thấy các phương thức cx thực sự hữu ích. Điều này rất quan trọng.”

Theo The NewYork Times (Nguồn www.ficen.org.vn)