Các rạn san hô và các quần xã sinh vật có liên quan bao trùm một diện tích ước chừng 600.000 km2, chủ yếu nằm giữa Hạ chí tuyến và Đông chí tuyến. Các rạn san hô chỉ chiếm ít hơn 0,2% tổng diện tích đại dương (tương đương 4% diện tích đất canh tác của trái đất)
Các rạn san hô thường được tìm thấy ở các tầng nước nông, ở độ sâu khoảng 30m và trải dài khoảng 15% dải bờ biển của thế giới . Thuỷ sản ở các rạn san hô này và vùng thềm lục địa gần kề có thể đạt sản lượng gần 10% sản lượng thuỷ sản toàn cầu nếu được khai thác chọn vẹn.
Xét cục bộ, các rạn san hô thậm chí có tầm quan trọng như một nguồn thực phẩm. ở Đông Nam á, thuỷ sản ở rạn san hô cung cấp10-25% giá trị dinh dưỡng cho người dân sống dọc theo bờ biển.
Các rạn san hô cũng bảo vệ cho các vùng ven bờ tránh xói mòn. Trong trường hợp các đảo san hô vòng, san hô cung cấp nền móng cho chính bản thân đảo . Tại ấn Độ Dương, 77% các đảo độc lập và các quần đảo được hình thành duy nhất từ sự tích luỹ các rạn san hô.
Các rạn san hô tương tự với các rừng mưa nhiệt đới ở 2 điểm:
Cả hai đều phát triển mạnh dưới các điều kiện nghèo dinh dưỡng (nơi mà các chất dinh dưỡng chủ yếu được giữ trong các vật chất sống), nhưng vẫn hỗ trợ hiệu quả các quần xã đa dạng thông qua các chu trình tuần hoàn.
Cả hai đều có các mức độ đa dạng loài rất cao .
Tuy nhiên, các rạn san hô và các hệ sinh thái biển khác chứa nhiều các dạng sống hơn so với các nơi cư trú trên đất liền. Trong 33 ngành sinh vật trên thế giới, chỉ trừ một ngành, còn lại đều xuất hiện ở biển, và trong đó 15 ngành chỉ có ở biển.
Các rạn san hô được chú ý tới bởi đây là một trong những nơi có năng suất tổng số (năng suất thô) cao nhất của trái đất.
Năng suất sơ cấp tinh của các rạn san hô xấp xỉ 2500 gam cacbon/m2/năm, có thể so sánh với con số 2200 gam cacbon/m2/năm của rừng nhiệt đới và chỉ 125 gam cacbon/m2/năm ở ngoài đai dương.
Các sinh vật đơn bào dạng ống (polyp) san hô, lớp sinh vật sống mỏng bao phủ bên ngoài cấu trúc của rạn san hô, cung cấp chủ yếu năng lượng cho các quần xã. Các sinh vật nhỏ bé có chứa tảo này, trong quá trình sống chuyển ánh sáng mặt trời thành năng lượng, đồng thời nhận chất dinh dưỡng từ chất thải của các polyp.
San hô và một ít tảo đá vôi tạo nên rạn (có thể cấu thành hơn một nửa vật chất đá của một rạn) tạo thành một nền móng canxi cacbonat. Kết quả tích luỹ của nhiều thế hệ tạo nên các kết cấu lớn, cung cấp nơi cư trú và ẩn nấp cho vô số sinh vật khác. Các rạn san hô là kết quả của hàng nghìn năm sinh trưởng. Do đó, một số trong đó là những quần xã sống lâu đời nhất của hành tinh.
Các hệ sinh thái kết hợp
Các rạn san hô khác hẳn so với các môi trường biển khác bởi tính đa dạng loài của chúng, nhưng nhiều loài của rạn san hô cũng phụ thuộc vào các hệ sinh thái kết hợp khác.
Thông thường, các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển có mối liên hệ vật lý và sinh học:
Các rạn san hô như những đê chắn sóng tạo điều kiện cho các rừng ngập mặn ven biển phát triển.
Chất canxi của rạn cung cấp cát và trầm tích để rừng ngập mặn và cỏ biển sinh trưởng trên đó; và các quần xã rừng ngập mặn và cỏ biển cung cấp năng lượng đưa vào hệ sinh thái ven biển và nơi đẻ trứng, nuôi con và kiếm ăn cho nhiều loài sinh vật có quan hệ với rạn san hô.
Nguồn www.svbkol.org/forum/showthread.php?p=180216#post180216