Chính sự hủy hoại rạn san hô và đánh bắt quá mức đã tạo cảm hứng cho họa sỹ Nguyễn Liêu vẽ những bức tranh màu sắc để cảnh bảo mọi người về môi trường biển đang bị đe dọa.

"Nha Trang là khu vinh đẹp nhất được cả thể giới công nhận nhưng việc khai thác khu vực này còn bừa bãi, lộn xộn" họa sỹ Lieu, 53 tuổi, đã phát biểu tại phòng triển lãm tranh DEWI nơi mà 15 bức tranh sơn dầu của ông được trưng bày trong tháng 6 và 7.

Đây là câu chuyện đã lặp đi lặp lại ở nhiều nơi dọc theo bờ biển dài 3200 km của một nước nghèo như Việt Nam mặc dù đã có sự nhận thức của phía chính quyền và các tổ chức phi chính phủ để điều hòa công tác bảo tồn và việc khai thác nguồn tài nguyên biển.

Các vùng tràn dầu, các dòng sông chết và không khí bị ô nhiễm là một phần của bức tranh môi trường ảm đạm khi mà 85 triệu người dân Việt Nam đang hướng tới một quá trình công nghiệp hóa.

Hoạt động nghệ thuật của họa sỹ Lieu là một trường hợp đặc biệt khi mà Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản cầm quyền. Các tác phẩm của ông thể hiện những nhận thức về một vấn đề toàn cầu hiện nay. Qua cách nhìn của ông, chúng ta thấy được một nhu cầu khẩn thiết về bảo vệ các rạn san hô và các sinh vật biển cho thế hệ mai sau.

Các nhà bảo vệ môi trường cho biết nghiên cứu cho thấy Việt Nam là một “điểm nóng về đa dạng sinh học” với các hệ sinh thái đang bị đe dọa. Chưa tới 25% các rạn san hô được khảo sát có san hô còn sống và 75% hiện đang ở mức nguy cơ lớn, gấp 8 lần con số trung bình của Châu Á.

Người bảo vệ bà mẹ

Các tác phẩm ấn tượng của họa sỹ trong triển lãm "Sea 80 Square" đều thể hiện Người bảo vệ bà mẹ là một hình ảnh người phụ nữ khoác áo, đội nón và khuôn mặt nằm trong vùng nước biển.

"Tôi muốn gửi thông điệp tới người xem để họ hiểu rằng biển như một bà mẹ" họa sỹ Lieu nói "Tôi sử dụng hình ảnh khuôn mặt của bà mẹ chính là mặt biển của khu vịnh Nha Trang."

Họa sỹ sử dụng các màu khác nhau từ xanh nước biển tới xanh lá cây, đỏ đến nâu và tím để miêu tả từng giai đoạn hiện trạng của biển phụ thuộc vào nó sạch, trong hay ô nhiễm và bị hủy hoại.

Người xem và dân sống tại Nha Trang nói rằng họ có thể thấy cá bơi gần bờ biển vào một ngày nào đó nhưng ngày hôm sau biển ở đó không thể bơi được vì có nhiều rác thải nhựa, túi nhựa, hộp xốp và mẩu gỗ vụn.

Các câu lạc bộ lặn và các hoạt động kinh doanh mọc lên khắp nơi dọc theo con phố chính đối mặt ra phía biển có hàng dừa chạy dài song song với các khách sạn cao tầng và vài tòa nhà bê tông xám xịt chưa hoàn thành.

"Đây là một khu vịnh tuyệt đẹp so với những nơi tôi đã qua," Tanya Anderson từ Normal đến nói sau khi đi lặn ngắm san hô. "Tôi thấy có rác thải và nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu biển được làm sạch, dọn dẹp rác bẩn."

Trong một bức tranh của ông Lieu vết loang vàng và nâu thể hiện vết dầu loang đang gây nguy hại cho các loài cá ở vùng biển xanh.

Dầu loang đã ảnh hưởng tới hơn 20 tỉnh dọc bờ biển trong năm nay bao gồm cả Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa. Theo một số báo cáo của báo chí địa phương, hơn 1720 tấn dầu đã được thu dọn tại các bãi biển và vùng nước biển.

Những điều bí ẩn

Theo một loạt điều tra khảo sát nguyên nhân vẫn còn là những điều bí ẩn. Những điều tra này dự đoán dầu tràn từ tàu trở dầu bị rò rỉ, các thùng dầu bị hư hại hoặc từ các giếng khoan dầu và khí tự nhiên ngoài Biển đông.

Nhận thức về môi trường và “phát triển bền vững” đang được đưa vào các kế hoạch kinh tế xã hội của chính phủ để giảm đói nghèo cho dân nhưng việc xây dựng hàng loạt các khu du lịch khiến công tác bảo vệ môi trường gặp rất nhiều khó khăn.

Một bản quy hoạch để thu gom và xử lý chất thải từ các hòn đảo, tàu thuyền và lồng nuôi thủy sản đang được xây dựng, ông Trương Kỉnh, giám đốc KBTB Vịnh Nha Trang cho biết.

"Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với những thử thách và khó khăn khi quá trình đô thị hóa xảy ran hanh chóng, chất thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ngày càng tăng" ông Kỉnh nói.

Chính phủ cho biết doanh thu từ biển và các hoạt động kinh doanh ở vùng ven biển chiếm 54 % GDP trong năm 2020, đang làm tăng áp lực đối với các tỉnh để đạt được các mục tiêu kinh tế.

Tại thị trấn Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, chủ một khu du lịch ông Pascal Lefebvre cho biết có nhiều hoạt động được thực hiện ở các trường học để giáo dục trẻ em về cách thải bỏ rác thải một cách thân thiện với môi trường.

"Bất kỳ nước phát triển nào cũng phải đối mặt với các vấn đề này. Các quan chức hiểu nhu cầu phải bảo vệ môi trường nhưng vấn đề là ngân sách và ai sẽ tài trợ cho các kế hoạch này" ông Lefebvre nói.

Một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, trung tam Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng đang làm việc với ngư dân tại Khánh hóa.

Giám đốc trung tâm bà Nguyễn Thu Huệ cho biết trung tâm khuyến khích ngư dân “thực sự làm chủ vùng biển của họ” để họ có thể đóng vai trò tích cực trong các kế hoạch kinh doanh của chính họ.

"Chúng tôi giải thích với họ rằng nếu không để ý tới môi trường họ sẽ chẳng còn nguồn nào để sống" ba Huệ cho biết.

Ở các vùng khác của Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy các dòng sông đang bị chết và ô nhiễm không khí vượt quá mức tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội.

Theo một báo cáo vào tháng 4 của Bộ TNMT, nước mặt tại Hà Nội không đủ tiêu chuẩn để sử dụng cho nông nghiệp và sinh hoạt. Các dòng sâu của khu vực đô thị lớn nhất, Thành phố Hồ Chí Minh thậm chí bị ô nhiễm nặng và được coi như “đã chết” báo cáo cho biết.

Báo cáo này viết rằng các doanh nghiệp không có hoặc không sử dụng thiết bị xử lý nước thải và xử lý nước thải sinh hoạt không được kiểm soát.

Theo Grant McCool - Reuters, www.ficen.org.vn.