Đánh bắt hải sản chuyên nghiệp tại nhiều vùng biển hiện nay là mối đe dọa về mặt sinh thái nghiêm trọng đối với môi trường biển. Mặt khác, những thay đổi về môi trường ví dụ số lượng động vật ăn cá như hải cẩu, chim cốc có thể ảnh hưởng đến ngành thủy sản. Một trong những nguyên tắc hướng dẫn mới của việc hoạch định chính sách trong lĩnh vực thủy sản là “phương pháp các hệ sinh thái” tổ hợp cần được sử dụng thay cho việc bảo vệ quần thể cá một cách truyền thống.
Dự án nghiên cứu quốc tế IBEFish, do Viện Môi trường Hà Lan đứng đầu, khảo sát vai trò của sự tham gia và sự tương tác trong việc hoạch định chính sách trong những bối cảnh mới.
Trong các hiệp định quốc tế và pháp chế về thủy sản, triển vọng về môi trường đã được xây dựng. Tuy nhiên ở mức độ thực thi phương pháp hệ sinh thái vẫn chỉ nằm trong giai đoạn ban đầu. Để có được ngành thủy sản phát triển bền vững trong tương lai, các phương pháp và cơ cấu hoạch định chính sách mới cần thực hiện cho các hệ sinh thái đang bị đe dọa bởi tác động của việc đánh bắt và cho các khu vực mà môi trường bị đe dọa bởi chính lợi nhuận của ngành thủy sản. Bằng các biện pháp đó chúng ta có thể vừa tăng cường mối quan hệ lợi ích giữa các ngành khác nhau và vừa thúc đẩy việc sử dụng các thông tin về môi trường.
Áp dụng các phương pháp hệ sinh thái mới trong các quy định của ngành thủy sản là một thách thức lớn. Ngành thủy sản cần phải nằm trong mối liên quan tới nhiều sử dụng khác nhau của nguồn lợi thủy sản. Sự tương tác giữa những mục đích sử dụng này và các yếu tối xã hội, kinh tế, sinh thái khác cần phải được tính đến. Những quan sát về vai trò của sự tham gia trong việc hoạch định chính sách liên quan đến các vấn đề về thủy sản chứng minh rằng các nhà hoạch định chính sách và người thực thi có thể thuộc các lĩnh vực khác nhau và ở tất cả các cấp – từ Cộng đồng Châu Âu đến cấp địa phương.
Vì vậy quá trình hoạch định chính sách rất phức tạp. Các quá trình như thiết lập và tuyên truyền hoặc phân bổ chi phí có thể rất khó để quản lý. Hậu quả là việc phát triển mối quan hệ tương tác có tính xây dựng có thể bị chậm lại và sự tin tưởng vào các nhà chính trị là người phát ngôn cho các công tác bảo vệ hệ sinh thái biển có thể bị ảnh hưởng xấu.
Dự án IBEFish được tài trợ bởi chương trình khung lần thứ 6 của Cộng đồng Châu Âu giành cho các nghiên cứu. Dự án này do SYKE và các đối tác, các trường đại học tại Aalborg, Gothenburg và Newcastle, trung tâm Nghiên cứu môi trường Helmholtz (UFZ) của Đức thực hiện.
Theo ScienceDaily, www.fistenet.gov.vn