Ngày 20/3, UBND tỉnh đã tổ chức hội thảo “Quản lý hoạt động nghề giã cào bay”, đến dự và chủ trì hội thảo có các ông Huỳnh Tấn Thành – Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Ngọc – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG GIÃ CÀO BAY

Nghề giã cào bay thực chất là nghề lưới kéo đôi được cải tiến ngư lưới cụ từ nghề giã cào đáy, nhưng có tốc độ dắt lưới lớn hơn. Vì tàu thuyền hoạt động nghề giã cào bay có công suất tương đối lớn, trong tỉnh từ 74 – 350 CV, ngoài tỉnh 200 – 600 CV, khai thác thác nghề giã cào bay tại vùng biển Bình Thuận khoảng từ 300 – 450 thuyền. Trong đó, Bình Thuận 116 thuyền (tức 58 đôi, gồm Tuy Phong 28 đôi, Phan Thiết 2 đôi, Hàm Tân 28 đôi). Số còn lại là ngoài tỉnh, đa số là thuyền của Kiên Giang và Bà Rịa – Vũng tàu. Theo quy định của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản “Cấm nghề lưới kéo hoạt động tại tuyến bờ; tại tuyến lộng cấm nghề lưới kéo hoạt động đối với thuyền có công suất từ 90 CV trở lên”. Theo quy định thì thuyền giã cào có công suất máy từ 90 CV trở lên, chỉ được phép hoạt động ở tuyến khơi, tức là đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý trở ra. Ngoài ra còn quy định kích thước thước suất dưới 90 CV. Thực tế vừa qua, thuyền giã cào bay có công suất lớn, hoạt động ở vùng ven bờ (tuyến bờ và tuyến lộng) và thường sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo vệ, tái tạo các loài loài vùng ven bờ là vùng hoạt động đông đúc các nghề lưới rê, nghề chà, nên hoạt động của thuyền giã cào bay đã cào rách, mất lưới, mất cội chà của các thuyền nghề này, gây nên những mâu thuẫn, xung đột sâu sắc trong quá trình khai thác, làm mất trật tự trị an trên biển, tạo nên sự bất bình trong ngư dân. Thật ra, không chỉ riêng thuyền giã cào bay, mà thuyền giã cào nói chung trong tỉnh (toàn tỉnh có 1.700 thuyền; trong đó công suất thuyền từ 90 CV trở lên 310 thuyền) cũng khai thác vi phạm tuyến. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm, xem xét để có biện pháp giải quyết phù hợp. Kết quả xử lý giã cào bay hoạt động sai tuyến qua 2 năm gần đây, mỗi năm đã xử lý trên dưới 300 vụ vi phạm, trong đó số vụ vi phạm thuyền trong và ngoài tỉnh xấp xỉ ngang nhau. Hầu hết các vụ vi phạm đều bị xử phạt ở mức cao nhất trong khung phạt, và áp dụng các hình thức phạt bổ sung như tịch thu lưới có kích thước nhỏ hơn quy định, thu giấy phép khai thác và đình chỉ hoạt động đối với thuyền vi phạm lần thứ 3.

GIẢI PHÁP NÀO?

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Tấn Thành nêu 3 yêu cầu mà hội thảo phải giải quyết. Trước hết, vì sao phải tổ chức hội thảo? Vì để bảo vệ môi trường, ngư trường, nguồn lợi, nguồn sống những người dân trên biển, ven biển. Trong khi tỉnh có đủ lực lượng, phương tiện, cơ quan chuyên ngành không bảo vệ được, thì ngư dân tham gia thế nào? Hai laø, hội thảo nhằm đưa ra kế sách làm sao ngăn chặn, đẩy lùi được việc ảnh hưởng ngư trường, nguồn lợi sớm nhất; đề xuất cách làm, làm rõ trách nhiệm ai làm gì; tỉnh cần ban hành chính sách, cơ chế gì để chấm dứt nạn giã cào bay. Yêu cầu thứ ba là, phải làm cho lực lượng trong và ngoài tỉnh khai thác trên vùng biển Bình Thuận nhận thức sâu sắc rằng bảo vệ nguồn lợi ngư trường là bảo vệ chính quyền lợi của họ và cộng đồng. Ngay từ phút đầu đi vào thảo luận, không khí hội thảo đã thật sự “nóng lên”, vì số lượng xin phát biểu khá nhiều, và nội dung phát phát nhiệm, lương tâm nghề nghiệp khi hành nghề của tàu thuyền lớn giã cào bay đối với thuyền nghề lưới rê, cội chà. Có ý kiến yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với chính quyền, nơi có giã cào bay nhiều lần vi phạm. Nhiều người thừa nhận giã cào bay hoạt động có có người, phương tiện, lực lượng phối hợp, chọn tuyến điểm để tập trung triển khai, có đăng ký cam kết trách nhiệm, mức xử phạt và khởi tố, cách xử lý vấn đề này liên quan đến các tỉnh và Bộ Thủy sản… Phát biểu tham gia chỉ đạo hội thảo, ông Nguyễn Văn Dũng cho rằng: Không nên cấm nghề giã cào bay, vì cấm chưa đủ cơ sở pháp lý bởi ngư trường là của quốc gia. Sở Thủy sản cần nghiên nghiên nghị với Bộ Thủy sản là cấm hay không. Cần xác định rõ trách nhiệm của chính quyền 3 cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Ngành thủy sản cùng chính quyền nắm chắc số thuyền giã cào, mời chủ thuyền học tập cam kết và xây dựng mức xử lý khi vi phạm. Mời các tỉnh có tàu cùng Bộ Thủy sản bàn quy chế phối hợp, cam kết phối hợp, xác định trách nhiệm mỗi bên. Tổ chức tốt lực lượng phát hiện vây bắt với 2 hình thức: đánh tập trung của ngành chức năng và huy động sức dân có liên quan trên biển, cần có phương án tổ chức phối hợp lực lượng cụ thể và cơ chế khen thưởng rõ ràng. Phát biểu kết luận hội thảo, ông Huỳnh Tấn Thành khẳng định hội thảo là cần thiết, đây là vấn đề lớn không chỉ liên quan đến kinh tế biển – đời sống ngư dân, mà còn làm ảnh hưởng đến niềm tin của ngư dân với Đảng. Giã cào bay do cải tiến kỹ thuật nên năng suất cao, lợi nhuận nhiều, kích thích nhiều người bỏ nghề khác qua nghề này để làm giàu. Nhưng làm giàu phải chính đáng bằng hoạt động đúng tuyến. Vừa qua giã cào bay hoạt động sai tuyến, chính quyền xử lý không nghiêm nên đã nảy sinh xung đột. Mục tiêu là phải ngăn chặn và đẩy lùi giã cào bay. Tóm lại, không cấm mà làm đúng các quy định của Nhà nước, phải đưa giã cào bay trở về hoạt về hoạt chức học tập, tuyên truyền; xử lý vi phạm nghiêm và mạnh hơn nữa; giao Sở Thủy sản tham mưu giúp tỉnh phát triển toàn diện ngành thủy sản và kêu gọi trách nhiệm, lương tâm của mỗi người trước việc bảo vệ nguồn lợi, tài nguyên, môi trường cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Theo Bình Thuận, Fistenet