+ Cảng cá Mỹ Tho - TP. Mỹ Tho - Tiền Giang

Nhiệt độ 31,2 - 31,4oC, Độ muối thấp 2,8 - 3,1%o; Hàm lượng DO thấp 4,5 - 5,9mg/l; Trị số pH 7,25 - 7,38; Độ đục cao 15 - 39NTU, Độ trong thấp 0,5m;

Hàm lượng N-NH4+ khoảng 0,045 - 0,097mg/l; N-NO2- (0,030 - 0,046mg/l); N-NO3- (0,080 - 0,131mg/l); P-PO43-(0,029 - 0,055mg/l); hàm lượng Si-SiO32- khoảng 0,124 - 1,456mg/l; Nts (0,190 - 2,022mg/l) và hàm lượng Pts khoảng 0,187 - 0,212mg/l.

Hàm lượng dầu mỡ: 0,150 - 0,390mg/l, trung bình 0,265mg/l. Hàm lượng CN- dao động trong khoảng 2,008 - 2,454mg/l.

Các kim loại nặng có hàm lượng vượt GHCP là Zn (vượt 3,2 - 3,3 lần); As (2,9 - 3,1 lần). Hàm lượng Cu dao động trong khoảng 8,420 - 10,520mg/l, trung bình 9,354mg/l; Pb (6,853 - 7,794mg/l, trung bình 7,422mg/l); Cd (0,133 - 0,169mg/l, trung bình 0,152mg/l); Hg (0,141 - 0,205mg/l, trung bình: 0,177mg/l). Hàm lượng Fe khá cao, dao động khoảng 0,20 - 0,54mg/l, trung bình 0,33mg/l cao hơn GHCP.

Thực vật phù du: Chỉ số đa dạng loài thấp H’=1,73 - 1,90, với số loài 9 - 11 loài; mật độ 130 - 221tb/l .

Vi sinh: Mật độ tổng số vi sinh vật hiếu khí khá cao đạt 408x103CFU/ml; tương tự mật độ Coliforms là 54000MPN/100ml.

+ Cảng cá Vàm Láng - Gò Công Đông - Tiền Giang

Nhiệt độ 30,2oC; Độ muối 17,9 - 26,3%o; Hàm lượng DO khá thấp 4,0 - 4,8mg/l; Trị số pH khoảng 6,97 - 7,85mg/l; Độ đục lớn 41 -71,0NTU; Độ trong thấp 0,3m;

Hàm lượng N-NH4+ khá cao, khoảng dao động (0,058 - 0,206mg/l); hàm lượng N-NO2- (0,005 - 0,020mg/l); N-NO3-(0,004 - 0,025mg/l); P-PO43- (0,003 - 0,042mg/l); Hàm lượng Si-SiO32-: 0,145 - 0,978mg/l; hàm lượng Nts 0,707 - 1,677mg/l; Hàm lượng Pts: 0,182 - 0,275mg/l;

Hàm lượng dầu mỡ dao động trong khoảng 0,533 - 1,624mg/l, trung bình 0,933mg/l cao hơn GHCP. Hàm lượng CN- khá cao (3,346 - 4,3350mg/l);

Hàm lượng Cu dao động từ 8,420 đến 10,520mg/l, trung bình 9,354mg/l; Pb (6,853 - 7,794mg/l, trung bình 7,422mg/l); Zn (32,397 - 33,273mg/l, trung bình 32,868mg/l cao hơn GHCP); Cd (0,133 - 0,169mg/l, trung bình 0,152mg/l); Hg (0,141 - 0,205mg/l, trung bình 0,177mg/l); As khoảng 2,863 - 3,104mg/l, trung bình 2,983mg/l; Hàm lượng Fe 0,52 - 1,01mg/l, trung bình 0,77mg/l cao hơn GHCP.

Thực vật phù du: Chỉ số đa dạng loài H’ thấp 1,10 - 1,44, mật độ 172 - 227tb/l, số loài có từ 15 - 21 loài.

Vi sinh: Mật độ tổng số vi sinh vật hiếu khí tại điểm quan trắc là 48x103CFU/ml; tương tự mật độ Coliforms là 54000MPN/100ml cao hơn GHCP.

+ Bến cá Định An - Duyên Hải - Trà Vinh

Nhiệt độ 30,9 - 31,2oC; Độ muối 0,8 - 0,9%o; Hàm lượng DO thấp 4,3 - 5,8mg/l; Giá trị pH khoảng 7,25 - 7,54; Độ đục 14,0 - 95,0NTU, Độ trong 0,4 - 0,7m.

Hàm lượng N-NH4+: 0,058 - 0,270mg/l; N-NO2-: 0,028 - 0,054mg/l cao hơn GHCP; N-NO3- (0,022 - 0,056mg/l); hàm lượng P-PO43-(0,036 - 0,117mg/l); hàm lượng Si-SiO32-: 0,152 - 0,161mg/l; Hàm lượng Nts : 0,539 - 2,173mg/l và Pts (0,288 - 0,300mg/l).

Hàm lượng dầu mỡ: 0,371 - 0,699mg/l, trung bình 0,518mg/l cao hơn GHCP. Hàm lượng CN- dao động: 2,788 - 4,908?g/l,

Hàm lượng kim loại nặng:Zn vượt GHCP từ 2,6 đến 3,2 lần; hàm lượng As trung bình cũng vượt GHCP 2,1 lần; Cu có hàm lượng dao động trong khoảng 8,016 - 9,168mg/l, TB 8,592mg/l; Pb(7,796 - 14,008mg/l, TB 10,902mg/l); Cd (0,188 - 0,194mg/l, TB 0,191mg/l); Hg(0,152 - 0,248mg/l, TB 0,199mg/l); hàm lượng Fe: 0,24 - 0,46mg/l, trung bình 0,36mg/l .

Thực vật phù du: có 12 - 14 loài , mật độ TVPD  72 - 201tb/l, chỉ số đa dạng loài H’ thấp 1,47 - 3,03.

Vi sinh: Mật độ tổng số vi sinh vật hiếu khí trong nước 5,8 - 460x103CFU/ml, trung bình 232,9 x103CFU/ml; mật độ tổng Coliforms cao - khoảng dao động 35000 - 92000MPN/100ml, trung bình 63500MPN/100ml cao hơn GHCP (1000MPN/100ml).

+ Khu vực cảng cá An Thới - Kiên Giang:

Nhiệt độ nước 30,3oC, Độ muối 32,0 - 32,4%o; Hàm lượng DO 5,1 - 5,7mg/l; Trị số pH 8,13 - 8,16; Độ đục 10NTU; Độ trong 2,0m.

Hàm lượng N-NH4+ 0,009mg/l; N-NO2- là 0,008mg/l; N-NO3- (0,022mg/l); P-PO43- (0,003mg/l); SiO32- (0,086mg/l); Hàm lượng Nts 0,275mg/l và Pts 0,109mg/l.

Hàm lượng dầu 0,443mg/l (GHCP: 0,30mg/l); hàm lượng CN- là 1,896mg/l.

Hàm lượng Cu là 8,215mg/l; Pb (8,391mg/l); Zn (19,987mg/l) vượt GHCP; Cd 0,135mg/l và hàm lượng Hg (0,187mg/l); hàm lượng Fe tại điểm quan trắc là 0,08mg/l.

Vi sinh: Mật độ tổng Coliforms là 1100MPN/100ml cao hơn GHCP (1000MPN/100ml); mật độ tổng số vi sinh vật hiếu khí là 1,1x103CFU/ml.

4. Một số nhận xét và kiến nghị

Những vùng nuôi hải sản biển tập trung và hầu hết các cảng cá hiện nay đang chịu nhiều áp lực ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh TS và sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và khu vực. Do vậy, chất lượng môi trường ở những khu vực này đã có biểu hiện ô nhiễm , với những đặc điểm chung như sau:

4.1.Về chất lượng môi trường khu vực nuôi hải sản biển

Các thông số môi trường nền nhìn chung nằm trong khoảng cho phép với nuôi trồng thuỷ hải sản. Tuy nhiên tại tầng đáy ở một số điểm cạnh lồng cá ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh và bãi nghêu Thới Thuận (Bến Tre) có hàm lượng DO thấp hơn GHCP (<5mg/l).

Môi trường nước các khu vực nuôi hải sản đã bị suy giảm về chất lượng, nhiều nơi đã và đang bị ô nhiễm (theo tiêu chuẩn của BTS 2006 và đề xuất của đề tài KT 03 - 07).

Muối dinh dưỡng cao hơn GHCP và tăng so với cùng thời gian năm 2006 là N-NO3-, P-PO43-, Nts, Si-SiO32-, N-NH4+ (Thái Bình - Nam Định , Bà Rịa - Vũng Tàu), N-NO2- (Thanh Hoá). Ô nhiễm N-NO2- xảy ra ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, bãi nghêu Tân Thành - Tiền Giang, bãi nghêu Thới Thuận - Bình Đại - Bến Tre.

Ô nhiễm dầu mỡ cục bộ xảy ra tại Nghi Sơn - Tĩnh Gia - Thanh Hoá (ven bờ nơi xả nhớt lên đến 19,563mg/l). Hàm lượng dầu trung bình tại khu vực nuôi nghêu Bình Đại - Ba Tri - Bến Tre (0,528mg/l) tăng cao đáng kể so với cùng kỳ 2006 (trung bình 0,470mg/l). Hàm lượng dầu mỡ ở các khu vực cao hơn GHCP (0,3mg/l) và cùng thời gian quan trắc năm 2006.

Hàm lượng CN- tại các khu vực đều cao hơn GHCP (theo TC của BTS 2006).

Các khu vực nuôi đều có biểu hiện ô nhiễm kim loại và tăng cao hơn cùng kỳ năm 2006, đặc biệt các thông số như Zn và As; thông số Cu ô nhiễm cục bộ tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình - Nam Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre. Các khu vực nuôi nghêu ở Tiền Giang, Trà Vinh, Thanh Hoá có hàm lượng Zn, As, cao hơn GHCP. Hàm lượng Fe ở hầu hết các khu vực đều vượt GHCP (0,1mg/l).

Thực vật phù du có chỉ số đa dạng loài H’ tại các khu vực thấp: Bà Rịa - Vũng Tàu(1,11 - 1,88), bãi nghêu Trương Long Hoà - Trà Vinh (2,14 - 2,46), bãi nghêu Bình Đại - Ba Tri - Bến Tre, nuôi cá lồng bè Nghi Sơn - Tĩnh Gia - Thanh Hoá.

Tảo độc và gây hại xuất hiện tại các khu vực nuôi; đặc biệt đối với các khu vực nuôi ngao (nghêu) thuộc Thái Bình - Nam Định, Thanh Hoá, Tiền Giang, Trà Vinh và Bến Tre thì các loài Pseudo-nitzschia spp. có thể sinh độc tố ASP, loài Dinophysis caudata Saville-Kent sinh độc tố DSP, loài Leptocylindrus danicus Cleve gây hại và một số loài tảo có thể gây hiện tượng thuỷ triều đỏ là điều cần quan tâm.

Chỉ tiêu Coliforms ở hầu hết các khu vực đều vượt GHCP (1000MPN/100ml); Tổng số vi sinh vật hiếu khí có mật độ cao ở khu vực nuôi nghêu Tân Thành (Tiền Giang) và bãi nghêu Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre) và khu nuôi cá lồng bè ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Đã phát hiện thấy Vibrios trong nước tại khu vực nuôi cá lồng bè ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Thanh Hoá.

4. 2. Về chất lượng môi trường một số cảng cá

Do đặc điểm hoạt động của các cảng cá, bến cá vừa là nơi neo đậu tàu thuyền, trao đổi mua bán sản phẩm khai thác; vừa là nơi tập trung các cơ sở thu gom, sơ chế và cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá; cho nên hiện nay, các khu vực cảng cá, bến cá, âu thuyền mức độ ô nhiễm nặng hơn so với các khu vực nuôi hải sản. Biểu hiện của ô nhiễm là chỉ số đa dạng loài của Thực vật phù du (H’) thấp, đặc biệt là hàm lượng muối dinh dưỡng, dầu mỡ, kim loại nặng và mật độ vi sinh cao... Ô nhiễm nhất là bến cá Định An, cảng cá Vàm Láng, cảng cá Mỹ Tho. Các cảng cá ở khu vực miền bắc môi trường nước cũng bị ô nhiễm, song mức độ thấp hơn.

4. 3. Kiến nghị

Để hoạt động quan trắc cảnh báo môi trường ngày một hoàn thiện, góp phần Bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất của ngành Thuỷ sản; Trung tâm QG Quan trắc cảnh báo môi trường biển có một số kiến nghị sau:

- Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Thuỷ sản và các địa phương, khi nhận được Báo cáo này, đề nghị nhân bản, thông báo và triển khai tới các cơ sở sản xuất; Đồng thời, những thông tin tổng hợp, kết quả thực hiện và những ý kiến góp ý cho hoạt động quan trắc - cảnh báo môi trường thuỷ sản; đề nghị phản ánh kịp thời về Trung tâm QG Quan trắc cảnh báo môi trường biển - Viện Nghiên cứu Hải sản, số 170 Lê Lai - Ngô Quyền - Hải Phòng.

- Bộ Thuỷ sản cần xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách về công tác BVMT của ngành và hoạt động của hệ thống Quan trắc cảnh báo môi trường; có kế hoạch đầu tư, nâng cao năng lực NC Khoa học công nghệ cho các Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường hiện nay.

TRUNG TÂM QUỐC GIA QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG BIỂN (Viện Nghiên cứu Hải Sản)