Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường năm 2007, thời gian tháng 5-6/2007, Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trường biển - Viện Nghiên cứu Hải sản đã triển khai đợt I, Quan trắc chất lượng môi trường một số vùng nuôi biển, cảng cá và khu bảo tồn biển Việt Nam, năm 2007

1. Địa điểm quan trắc

Quan trắc chất lượng môi trường tại những khu vực nuôi hải sản chủ yếu như nuôi cá biển bằng lồng bè (tại các vũng vịnh, cửa sông, ven các đảo lớn…), nuôi nhuyễn thể (gồm trai ngọc, tu hài, ngao tại các vũng vịnh và bãi triều ven biển…); quan trắc chất lượng môi trường tại một số cảng cá, bến cá và khu bảo tồn biển, cụ thể như sau:

1. 1. Các khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè, gồm: vịnh Bái Tử Long, Hạ Long (Quảng Ninh), phía đông bắc đảo Cát Bà (Hải Phòng), vịnh Nghi Sơn (Thanh Hoá), khu vực Long Sơn (Vũng Tàu) và các đảo Hòn Thơm, An Thới - Phú Quốc (Kiên Giang).

1. 2. Các khu vực nuôi nhuyễn thể

+ Nuôi ngao (nghêu): bãi triều thuộc cửa sông Trà Lý, Ba Lạt (Thái Bình - Nam Định), cửa Lạch Bạng, Lạch Hới (Thanh Hoá), cửa sông Vàm Cỏ (Tiền Giang), cửa sông Định An (Trà Vinh) và khu vực bãi triều cửa sông Ba Lai (Bến Tre).

+ Nuôi trai ngọc, tu hài: các vũng vịnh ven bờ Hải Phòng, Quảng Ninh và Kiên Giang.

1. 3. Các cảng cá và bến cá

Tại Quảng Ninh (cảng cá Cái Rồng), Hải Phòng (cảng cá Cát Bà, âu thuyền Bạch Long Vĩ), Thanh Hoá (cảng Lạch Hới, cảng Lạch Bạng, cảng Nghi Sơn...), Tiền Giang (cảng Vàm Láng, cảng cá Mỹ Tho), Kiên Giang (cảng An Thới), Trà Vinh (bến cá Định An).

1. 4. Các khu vực bảo tồn biển tại Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Phú Quốc - Kiên Giang.

2. Nội dung quan trắc

- Nhiệt độ, độ muối, DO, pH, độ trong, độ đục của nước biển.

- Muối dinh dưỡng trong nước: P-PO43-, N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+, Si-SiO32-, tổng N và tổng P

- Các yếu tố kim  loại: Fets, Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As trong nước biển.

- Hàm lượng CN và dầu mỡ tổng số trong nước biển.

- Thực vật phù du và tảo độc hại trong nước biển.

- Vi sinh: Vi sinh vật tổng số, tổng Coliform và Vibrio trong nước.

3. Chất lượng môi trường tại các khu vực

Thông qua kết quả quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, chất lượng môi trường nước các khu vực nuôi hải sản biển tập trung và một số cảng cá như sau:

3. 1. Chất lượng môi trường nước các khu vực nuôi hải sản biển

3. 1. 1. Khu vực nuôi cá lồng bè Quảng Ninh - Hải Phòng

(Trong báo cáo sử dụng GHCP theo tiêu chuẩn của BTS -thông tư số 02 - 2006 TT - BTS 2006, tiêu chuẩn theo đề xuất của đề tài KT03 - 07, đồng thời so sánh với cùng kỳ quan trắc năm 2006).

+ Nuôi cá lồng bè Quảng Ninh

Nhiệt độ nước dao động trong khoảng 25,1 - 26,9oC; độ muối từ 31,5 đến 33,5%o; Hàm lượng DO khoảng 4,8 - 6,8mg/l, trung bình 5,7mg/l; Giá trị pH 7,98 - 8,13; Độ đục 2,0 - 27,0NTU; Độ sâu 1,9 - 19,7m; Độ trong dao động từ 0,8 đến 3,1m.

Các muối dinh dưỡng có hàm lượng thấp nằm trong khoảng an toàn cho hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản; tuy nhiên một số điểm nuôi cá lồng bè ở khu vực Vạn Giờ, làng chài Cửa Vạn có hàm lượng các muối dinh dưỡng khá cao.

Hàm lượng dầu mỡ tại các điểm quan trắc thấp nhất là 0,143mg/l - cao nhất đạt 0,477mg/l, trung bình cũng vượt GHCP(0,3mg/l) là 3,6 lần.

Hàm lượng CN- trong khu vực dao động trong khoảng 1,679 - 2,736 mg/l, trung bình 2,114 mg/l (cao hơn tiêu chuẩn của BTS là 0 mg/l).

Hàm lượng kim loại nặng như Zn trong khu vực vượt GHCP (10 mg/l) khoảng 2,3 - 3,9 lần; tương tự As cũng có hàm lượng cao hơn GHCP (1 mg/l) từ 2,3 đến 3,9 lần; hàm lượng Cu khoảng dao động 8,316 - 13,667mg/l trung bình là 10,650mg/l cao hơn GHCP(10mg/l). Hàm lượng Cd và Pb có giá trị thấp nằm trong GHCP. Hàm lượng Fe trong khu vực cao hơn GHCP (0,1mg/l) từ 0,9 đến 5,1 lần.

Thực vật phù du: Trong khu vực xác định được 31 - 46 loài, mật độ dao động khoảng 138 - 1.034tb/l; Chỉ số đa dạng loài H’có giá trị từ 2,90 đến 4,00.

Tảo độc hại: Xác định được 8 loài trong khu vực, tổng mật độ các loài 72 - 754tb/l, trong đó loài Trichodesmium thiebautii Gomont gây thuỷ triều đỏ có mật độ cao nhất lên tới 600tb/l, loài Dinophysis caudata Saville-Kent sinh độc tố DSP xuất hiện ở tất các điểm; ngoài ra các loài tảo có khả năng sinh độc tố ASP và tảo gây hại cũng xuất hiện cục bộ.

Vi sinh vật: Mật độ Coliforms trong khu vực tại điểm thấp nhất là 200MNP/100ml - cao nhất đạt13000MNP/100ml (ở Vạn Giờ) lớn hơn GHCP(1000MNP/100ml). Tổng số vi sinh vật hiếu khi dao động trong khoảng 0,2 - 15,6x103CFU/ml, trung bình 3,26 x103CFU/ml. Chỉ tiêu Vibrios cũng phát hiện thấy ở một số điểm nuôi cá lồng bè gần hòn Phất Cờ và điểm nuôi cá lồng bè ở Vạn Giờ.

+ Nuôi cá lồng bè Hải Phòng:

Môi trường nước tại khu vực có giá trị pH trong khoảng 7,92 - 8,19. Nhiệt độ từ 21,6 đến 27,0oC. Độ muối 22,6 - 33,2%o; Hàm lượng DO dao động từ 5,20mg/l đến 6.60mg/l, trung bình 5,79mg/l. Độ đục 3,0 - 9,0NTU. Độ sâu 5,3 - 9,5m. Độ trong 1,5 - 6,0m.

Hàm lượng muối dinh dưỡng: Hầu hết các điểm quan trắc trong khu vực đều có hàm lượng muối dinh dưỡng thấp; nơi có hàm lượng muối dinh dưỡng cao là những điểm nuôi với mật độ lớn như Tùng Gấu và Cái Bỡo (Cát Bà - Hải Phòng).

Hàm lượng dầu mỡ thấp nhất 0,175mg/l, cao nhất lên đến 0,757mg/l, trung bình 0,419mg/l cao hơn GHCP (0,3mg/l) tới 1,4lần. Hàm lượng CN-dao động trong khoảng 1,738 - 2,442mg/l, trung bình 2,207mg/l (đều cao hơn tiêu chuẩn của BTS là 0mg/l).

Hàm lượng Pb, Cd có giá trị thấp hơn GHCP; Hàm lượng Zn vượt GHCP (10mg/l) từ 2,6 đến 30,0 lần; As cao hơn GHCP(1?g/l) khoảng 2,6 đến 3,3 lần; Hàm lượng Cu (nhỏ nhất là 9,846mg/l, cao nhất là 12,215mg/l, trung bình vượt GHCP là 1,1 lần). Hàm lượng Fe dao động trong khoảng 0,02 - 0,45mg/l, trung bình 0,14mg/l cao hơn GHCP (0,1mg/l).

Thực vật phù du: Trong khu vực ghi nhận sự có mặt 34 - 49 loài tại các điểm quan trắc với mật độ dao động trong khoảng 337 - 779tb/l; chỉ số đa dạng loài H’ 3,49 - 3,87.

Xuất hiện 12 loài tảo độc và gây hại, tổng mật độ các loài tảo khoảng 459 - 15.813tb/l; trong đó loài Trichodesmium erythraeum Ehrenberg có khả năng gây thuỷ triều đỏ với mật độ lớn nhất 14.640tb/l; các loài tảo gây độc hại, có thể sinh độc tố ASP, DSP, và NH3 cũng xuất hiện cục bộ.

Vi sinh vật: Tổng số vi sinh vật hiếu khí khoảng 0,71 x103CFU/ml đến 8,20 x103CFU/ml, trung bình 2,92x103CFU/ml. Mật độ Coliforms dao động trong khoảng 1300 - 2300MNP/ml và cao hơn GHCP theo tiêu chuẩn BTS (1000MNP/100ml). Phát hiện thấy sự có mặt của Vibrios trong nước tại Tùng Gấu - Cát Bà.

3. 1. 2. Khu vực nuôi ngao bãi triều ven biển Thái Bình - Nam Định

Nhiệt độ nước dao động khoảng 26,0 - 28,5oC. Độ muối1,11 - 31,6%o; Hàm lượng DO từ 5,4 đến 6,6mg/l; Giá trị pH khoảng 8,13 - 8,28; Độ đục 4 - 15NTU; Độ sâu 4,7 - 7,1m; Độ trong 1,2 - 1,9m.

Hàm lượng N-NO3- (TB 0,032mg/l), Nts (TB 0,401mg/l), Si-SiO32- (TB 0,155mg/l) tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2006. Các muối dinh dưỡng còn lại có hàm lượng thấp hơn GHCP.

Hàm lượng dầu mỡ dao động trong khoảng 0,176 - 0,505mg/l, trung bình 0,340mg/l vượt GHCP là 1,1 lần. Hàm lượng CN- tại khu vực khoảng 1,679 - 2,442mg/l, trung bình 2,031mg/l (vượt GHCP theo BTS 2006).

Các kim loại có hàm lượng cao hơn cùng kỳ quan trắc năm 2006 là Pb, Zn, Cd, Hg; trong đó, thông số Cu có biểu hiện ô nhiễm cục bộ (hàm lượng TB 10,412mg/l cao hơn GHCP 10mg/l); hàm lượng Zn cao hơn GHCP khoảng 2,8 - 3,7 lần; thông số As cũng vượt GHCP (TC. BTS) từ 2,6 - 3,4lần; hàm lượng Fe trung bình cũng vượt GHCP.

Thực vật phù du: Số loài khá phong phú 30 - 51 loài, mật độ dao động trong khoảng 231 - 752tb/l, chỉ số H’ khoảng 3,21 - 3,75.

Mật độ tảo độc và gây hại khá cao (1.213 - 17.570tb/l); trong đó loài tảo gây hại Leptocylindrus danicus Cleve có mật độ cao nhất lên tới 9.937tb/l (cửa Ba Lạt); các loài tảo Pseudo-nitzschia spp. sinh độc tố ASP và loài Dinophysis caudata Saville-Kent sinh độc tố DSP xuất hiện với mật độ cao nhất, loài tảo Alexandrium tamarense (Lebour) Balech có khả năng sinh độc tố PSP cũng xuất hiện cục bộ trong khu vực.

Vi sinh: Mật độ Coliforms trong khu vực dao động khoảng 700 - 4900MNP/100ml, trung bình 2600MPN/100ml cao hơn GHCP (1000MPN/100ml). Tổng số vi sinh vật hiếu khí thấp nhất là 2,1x103CFU/ml, cao nhất là 6,30x103CFU/ml.

3. 1. 3. Khu vực nuôi hải sản tại Thanh Hoá

+ Bãi nghêu Hoàng Phụ - Hoàng Hoá - Thanh Hoá:

Nhiệt độ nước 22,0 - 23,9oC; Độ muối 29,9 - 30,0%o; Hàm lượng DO 6,20 - 6,39mg/l; giá trị pH 8,18 - 8,19; Độ đục 14,0 - 18,0NTU; Độ sâu 1,2 - 2,8m; Độ trong 0,9 - 1,2m.

Hàm lượng N-NH4+ 0,013 - 0,026mg/l, trung bình 0,019mg/l; Hàm lượng N-NO3- trong khoảng 0,026 - 0,027mg/l; Giá trị P-PO43- 0,192 - 0,398mg/l; Hàm lượng Pts 0,111 - 0,125mg/l.

Hàm lượng dầu mỡ dao động trong khoảng 0,386 - 1,184mg/l, trung bình 0,785mg/l. Hàm lượng CN- 0,446 - 4,908mg/l, trung bình 2,677mg/l,

Hàm lượng kim loại nặng có giá trị vuợt GHCP là Zn (trung bình khoảng 1,8 lần), As (khoảng 1,79 - 1,82 lần); các kim loại Cu, Pb, Cd Hg trong khu vực có hàm lượng thấp hơn. Hàm lượng Fe khoảng 0,02 - 0,43mg/l, trung bình 0,23mg/l cao hơn GHCP (0,1mg/l)

Thực vật phù du có 30 - 32 loài, mật độ dao động trong khoảng 306 - 465tb/l và chỉ số đa dạng loài H’ = 3,10 - 3,41.

Tảo độc và gây hại có mật độ dao động trong khoảng 16.250 - 68.600tb/l; chủ yếu bắt gặp các loài tảo có thể gây thuỷ triều đỏ như loài Ceratium furca (Ehrenberg) Claparède & Lachmann, loài Trichodesmium erythraeum Ehrenberg (12.000 - 64.000tb/l); đặc biệt loài tảo Noctiluca scintillans (Macartney) Kofoid & Swezy có thể sinh độc tố NH3 và gây thuỷ triều đỏ có mật độ khá lớn (50 - 100tb/l).

Vi sinh: Mật độ Coliforms khoảng < 200 - 500MPN/100ml; Tổng vi sinh vật hiếu khí trong khu vực khoảng 1,5 - 58,0x103CFU/ml, trung bình đạt 29,75x103CFU/ml.

+ Bãi nghêu Lạch Bạng - Tĩnh Gia - Thanh Hoá:

Nhiệt độ 23,4oC; độ muối 28,1%o; hàm lượng DO 6,37mg/l; giá trị pH là 7,29; độ đục 7,0NTU; độ sâu 2,7m và độ trong 0,8m;

Hàm lượng N-NH4+ 0,077mg/l; Hàm lượng N-NO2- 0,006mg/l; Hàm lượng N-NO3- 0,014mg/l; hàm lượng Nts 0,562mg/l; hàm lượng P-PO43- 1à 0,082mg/l; giá trị Pts 0,105mg/l; Hàm lượng Si-SiO32- là 0,230mg/l.

Hàm lượng dầu mỡ là 0,382mg/l cao hơn GHCP (0,3mg/l); Hàm lượng CN- trong khu vực 2,008mg/l cao hơn GHCP.

Các kim loại nặng có hàm lượng trung bình, Cu 9,047mg/l, Pb 9,024?g/l, Zn 19,623mg/l cao hơn GHCP (10mg/l), hàm lượng As 2,235mg/l vượt GHCP (1mg/l); Hàm lượng Fe đạt 0,16mg/l cao hơn GHCP(0,1mg/l). Hàm lượng Cd 0,139mg/l, Hg là 0,153mg/l, thấp hơn GHCP.

Thực vật phù du: có mật độ là 275tb/l, số loài là 28 loài. Chỉ số đa dạng loài H’ = 3,60.

Vi sinh: Mật độ tổng số vi sinh vật hiếu khí là 1,3x103CFU/ml; tổng Coliforms là 2300MPN/100ml cao hơn GHCP 2,3 lần.

+ Nuôi cá lồng bè ở Nghi Sơn - Tĩnh Gia - Thanh Hoá:

Nhiệt độ nước 21,7 - 22,6oC. Độ muối 30,3%o; Hàm lượng DO 6,42 - 6,97mg/l; Giá trị pH 8,01 - 8,16; Độ đục 6,8 - 8,0NTU; Độ sâu 2,4 - 4,2m; Độ trong 0,8 - 1,2m.

Hàm lượng N-NH4+ 0,013mg/l; Hàm lượng N-NO2- 0,007mg/l; N-NO3- (0,003 - 0,033mg/l); Nts (0,518 - 0,745mg/l); P-PO43-(0,007 - 0,020mg/l); Pts (0,102 - 0,122mg/l) và hàm lượng Si-SiO32- khoảng 0,093 - 0,160mg/l.

Hàm lượng dầu mỡ khá cao, thấp nhất là 0,451mg/l, cao nhấtlên đến 19,563mg/l (quan trắc được tại vết dầu mỡ loang của tàu xả ra). Hàm lượng CN- dao động trong khoảng 1,673 - 3,123mg/l, trung bình 2,398mg/l cao hơn GHCP theo TC của BTS.

Đa số hàm lượng các kim loại nặng trong khu vực hơn cùng kỳ năm 2006 (trừ Hg); hàm lượng Zn vượt GHCP(10mg/l) từ 1,7 - 2,2 lần; As cao hơn GHCP(1mg/l) từ 2,0 - 2,2 lần; hàm lượng Cu thấp nhất 8,368mg/l, cao nhất cũng vượt GHCP(10mg/l) đến 1,2 lần. Các thông số Hg, Cd, As có hàm lượng thấp nằm trong GHCP. Tương tự, hàm lượng Fe trung bình tại khu vực cũng vượt GHCP tới 2,9 lần.

Thực vật phù du trong khu vực 22 - 25 loài; mật độ trung bình 310 - 567tb/l. Chỉ số đa dạng loài H’ ở khoảng thấp 2,16 - 2,83.

Tảo độc hại: có 4 loài tảo xuất hiện với mật độ 76.150tb/l; trong đó các loài tảo có thể gây thuỷ triều đỏ như Trichodesmium erythraeum Ehrenberg, Trichodesmium thiebautii Gomont, Ceratium furca (Ehrenberg) Claparède & Lachmann chiếm đa số; loài Noctiluca scintillans (Macartney) Kofoid & Swezy có thể sinh độc tố NH3 xuất hiện với mật độ 50tb/l.

Vi sinh: Chỉ tiêu Coliforms dao động từ 400 đến 13000MPN/100ml, trung bình 6700MNP/100ml cao hơn GHCP (1000MNP/100ml); Tổng vi sinh vật hiếu khí 2,0 - 2,7x103CFU/ml, trung bình 2,35x103CFU/ml; Đã phát hiện thấy Vibrios trong MT nước.

3. 1. 4.Khu vực nuôi cá lồng bè cạnh Hòn Ngư - Nghệ An

Nhiệt độ nước: 21,6 - 22,4oC; Độ muối 26,2 - 31,8%o; Hàm lượng DO 5,11 - 6,87mg/l; Giá trị pH 8,04 - 8,15; Độ đục 12,0 - 35,0NTU; Độ sâu 9,4 - 10,4m; Độ trong 1,1 - 1,5m.

Hàm lượng N-NH4+ 0,013mg/l; Hàm lượng N-NO2- khoảng 0,001 - 0,003mg/l; Hàm lượng N-NO3-0,009 - 0,027mg/l; Hàm lượng Nts 0,554 - 0,750mg/l; Hàm lượng P-PO43- 0,016 - 0,020mg/l; Hàm lượng Pts 0,083 - 0,158mg/l; Hàm lượng Si-SiO32- khoảng 0,228 - 0,281mg/l.

Hàm lượng dầu mỡ khá cao, thấp nhất 0,672mg/l, vượt GHCP (0,3 mg/l). Hàm lượng CN- tại khu vực 2,231 - 2,677mg/l, trung bình 2,454mg/l cao hơn GHCP.

Hàm lượng Hg là 0,138mg/l; hàm lượng As dao động từ 1,961 - 2,663mg/l cao hơn GHCP (1mg/l). Hàm lượng Fe tại khu vực cao hơn GHCP từ 0,12 - 0,17 lần.

Thực vật phù du: có 19 loài, mật độ là 479tb/l, chỉ số đa dạng loài có giá trị thấp H’= 2,05.

TRUNG TÂM QUỐC GIA QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG BIỂN (Viện Nghiên cứu Hải Sản)