Cùng làm việc với Đoàn, ngoài Lãnh đạo Viện và các cán bộ chủ chốt thuộc Viện nghiên cứu Hải sản, còn có đồng chí Phạm Văn Hà,Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Thành phố Hải Phòng; đồng chí Nguyễn Tự Trọng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng

 

 

 Viện trưởng Nguyễn Quang Hùng 

phát biểu tại buổi làm việc.

 Trong buổi làm việc, TS.Nguyễn Quang Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản đã báo cáo với Bộ trưởng và Đoàn công tác về năng lực của Viện hiện nay và khẳng định tuy cơ sở vật chất phục vụ KHCN của Viện còn nhiều thiếu thốn mặc dù đã và đang được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng nguồn nhân lực của Viện thì hoàn toàn đáp ứng được nhiệm vụ của Học viện tương lai. Hiện nay, Viện NCHS có 01 Phó Giáo sư; 10 tiến sĩ (06 đào tạo nước ngoài); 20 nghiên cứu sinh (05 đào tạo nước ngoài); 62 thạc sĩ (15 đào tạo nước ngoài); còn lại là đại học, kỹ thuật viên. Dự kiến đến năm 2020 cơ cấu trình độ cán bộ của Viện sẽ có 03 Phó Giáo sư; 30 tiến sĩ (11 đào tạo nước ngoài); 70 thạc sĩ; còn lại là đại học và kỹ thuật viên. Viện còn có Hội đồng Đào tạo sau đại học, trong đó nhiệm vụ đào tạo Tiến sỹ đã thực hiện từ những năm 1980, tuyển sinh hàng năm theo chỉ tiêu được giao 5 NCS/năm, hiện đang có 15 NCS theo học và giai đoạn 2013-2017 đã đào tạo và cấp bằng cho 06 tiến sỹ, 01 NCS chuẩn bị bảo vệ cấp Nhà nước vào Quý 3 năm 2017.

Về quan điểm thành lập Học viện, Viện trưởng Nguyễn Quang Hùng cũng kiến nghị với Bộ trưởng một số định hướng cụ thể về nhiệm vụ, mô hình tổ chức và hoạt động của Học viện cũng như lộ trình xây dựng và phát triển, sao cho vừa nâng cao năng lực nghiên cứu vừa củng cố năng lực đào tạo đáp ứng yêu cấu phát triển và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản trong tương lai. Viện trưởng cho rằng cơ chế vận hành của Học viện tương lai khá đặc thù, vừa nghiên cứu, vừa đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nghề trong lĩnh vực hải sản. Vì vậy đề nghị Bộ sớm xem xét xác định cơ chế vận hành của học viện để có cơ sở xây dựng đề án; có kế hoạch tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu thực tiễn nghiên cứu và đạo tạo chất lượng cao; xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành Thủy sản, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn sản xuất của ngành. Ông Hùng cho rằng, chất lượng đào tạo nhân lực chính là vấn đề mẫu chốt của Học viện, sao cho học viên ra trường phải có đủ kỹ năng hành nghề, có kiên thức chuyên ngành vững vàng, có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, vì vậy đào tạo thực nghiệm là một phần quan trọng không thể thiếu trong thời lượng đào tạo, do đó việc Nhà nước quan tâm đầu tư các cơ sở và thiết bị thực nghiệm cho Học viện là hết sức cần thiết như tàu điều tra nghiên cứu, xưởng sản xuất thử nghiệm, phòng Thí nghiệm chuyên ngành...Quan điểm của Viện nghiên cứu Hải sản nhận được nhiều ý kiến đồng tình của các thành viên trong Đoàn.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định, việc thành lập Học viện sẽ được thực hiện trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Viện NCHS và Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản Miền Bắc, nhưng cần thiết phải duy trì chức năng nhiệm vụ của cả hai bên, đặc biệt là chức năng của Viện nghiên cứu Hải sản. Trong quá trình xây dựng và hình thành Học viện, cũng có thể xem xét tận dụng cơ sở vật chất về đào tạo ngành nghề trong lĩnh vực thủy sản đang nằm rải rác ở các khu vực, các vùng

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những đóng góp to lớn của Viện NCHS cho ngành, thái độ chủ động và tích cực của Viện NCHS trong công tác tư vấn giúp Bộ phản ứng hiệu quả trong xử lý các tình huống quản lý. Bộ trưởng hoan nghênh Viện đã chủ động nghiên cứu, tư duy để đưa ra những đề xuất cụ thể, những tư duy thiết thực và mạnh mẽ đối với việc hình thành và định hướng phát triển Học viện phù hợp với chiến lược phát triển của ngành, bước đầu phối hợp hiệu quả với Vụ Tổ chức cán bộ xác định được hướng đi của Học viện.

Bộ trưởng nhận định, các trường đào tạo trong lĩnh vực thủy sản hiện nay tuy nhiều về số lượng nhưng manh mún, nên sản phẩm đào tạo thiếu chất lượng và không toàn diện, do đó chưa phục vụ hiệu quả cho ngành. Bộ trưởng chỉ đạo, Học viện tương lai phải thực hiện tốt chức năng nghiên cứu, chức năng đào tạo và chức năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải sản tầm khu vực và thế giới, đồng thời phải làm cho được chức năng liên kết giữa các “Nhà”. Trong quá trình xây dựng và hình thành Học viện, nếu cần thiết có thể thăm quan và học hỏi kinh nghiệm từ khu vực và thế giới, những nơi có đặc điểm tương đồng với Việt Nam.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo, theo kế hoạch xây dựng Đề án học viện, Tổ công tác cần sớm hoàn thiện dự thảo các phương án xây dựng Học viện cần để có thể trình Ban Cán sự Đảng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét vào trung tuần Tháng 9 năm 2017.

Đoàn công tác của Bộ trưởng chụp ảnh lưu niệm cùng  Lãnh đạo

và các cán bộ chủ chốt của Viện

Sau buổi làm việc, các đồng chí Lãnh đạo Viện và Ðoàn công tác đã đến thăm Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản Miền Bắc.

Vũ Thị Thu Hằng, Phạm Thị Duyên Hương